Bãi Nhạn (Nhạn Châu, theo cách gọi của sử sách đời Nguyễn) là một doi đất nhọn phía Đông thành phố Quy Nhơn (thuộc phường Hải Cảng) với diện tích ước tính 0,25 km2, địa thế tương đối bằng phẳng. Còn núi Tam Tòa (nhân dân quen gọi là núi Đá Đen) nằm trên địa phận thôn Hải Minh, bên hữu cửa Thị Nại, đối diện với Bãi Nhạn.
Bãi Nhạn cùng với núi Tam Tòa giữ một vị trí chiến lược quan trọng. Từ biển, tàu thuyền muốn vào trong đầm Thị Nại rồi qua đây tiến tới thành Đồ Bàn, quốc đô của Chiêm Thành nhiều thế kỷ và thành Hoàng Đế, đại bản doanh của nghĩa quân Tây Sơn, kinh đô của Trung ương hoàng đế Nguyễn Nhạc sau này, thì không còn con đường nào khác là phải vượt qua cửa Thị Nại.
< Tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi Tam Tòa.
Bãi Nhạn và núi Tam Tòa và nói chung là toàn bộ khu vực phía nam bán đảo Phương Mai có thể phối hợp bố phòng khống chế cửa Thị Nại, tức là khống chế con đường thủy tiến vào thành Đồ Bàn – Hoàng Đế. Chính bởi vị trí quan trọng như vậy mà đã có biết bao biến cố lịch sử diễn ra tại nơi đây, gắn liền với sự hưng vong của nhiều triều đại.
Người Chiêm Thành khi chọn khu vực Bình Định làm kinh đô, xây dựng thành Đồ Bàn đã xem xét rất kỹ vị trí chiến lược lợi hại này và đã xây dựng thành Thị Nại để “đề phòng mặt biển”. Năm 1044 lấy cớ Chiêm Thành bỏ triều cống và hay cho quân ra quấy nhiễu biên giới phía nam của Đại Việt, vua Lý Thái Tông đã cử binh đánh Chiêm Thành. Khi chiến thắng trở về đến hành dinh Nghệ An ông phong cho Hoàng tử thứ tám là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang trấn giữ châu Nghệ An. Về sau Chiêm Thành có loạn, vua Chiêm cho sứ giả đến cầu viện Đại Việt, vua sai Lý Nhật Quang đem quân vào giúp. Quân của Lý Nhật Quang đóng ở dưới núi Tam Tòa (núi Đá Đen).
Quân phiến loạn Chiêm Thành nghe tin sợ hãi cùng nhau kéo đến cửa quân sụp lạy và cam đoan xin theo lệnh vua Chiêm, không dám ăn ở hai lòng. Lý Nhật Quang đem quân về. Người Chiêm Thành nhớ công đức bèn lập đền thờ Lý Nhật Quang ở dưới núi Tam Tòa.
Về sau này, các cuộc hành quân bình Chiêm của thủy binh Đại Việt hầu hết đều qua cửa Thị Nại, vào đầm Thị Nại rồi tiến lên vây hãm thành Đồ Bàn. Nhiều trận đánh quyết liệt giữa quân Đại Việt và quân Chiêm đã diễn ra ở cửa biển này, từ cuộc viễn chinh của Lý Thánh Tông năm 1069 đến cuộc hành quân của Lê Thụ, Lê Khả năm 1446 dưới thời Lê Nhân Tông. Và đặc biệt trong cuộc viễn chinh năm 1471, Lê Thánh Tông khi đóng quân ở cửa biển Thị Nại, đã đến miếu Tam Tòa cầu đảo. Sử chép rằng lời cầu đảo của Lê Thánh Tông thường ứng nghiệm, thành ra sau khi hạ được thành Đồ Bàn, trở về ông đã phong cho Uy Minh Vương Lý Nhật Quang làm thần núi Tam Tòa.
< Phế tích lũy đá trên núi Tam Tòa.
Năm 1776, sau ba năm phất cờ khởi nghĩa và giành một số thắng lợi ban đầu, Nguyễn Nhạc đã cho xây dựng lại và mở rộng thêm thành Đồ Bàn, đổi tên là thành Hoàng Đế, làm đại bản doanh của nghĩa quân và kinh đô của ông sau này. Năm Nhâm Tý (1792) Nguyễn Ánh đem quân đánh Quy Nhơn, đồn bảo của quân Tây Sơn ở chợ Thị Nại bị hạ. Tuy nhiên phải đến năm Kỷ Mùi (1799), Nguyễn Ánh mới chiếm được thành Hoàng Đế, đổi tên là thành Bình Định rồi giao cho Võ Tánh và Ngô Tòng Chu (Châu) ở lại giữ thành này. Năm Canh Thân (1800) các tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem quân vây thành Bình Định. Trần Quang Diệu đắp lũy dài vòng quanh ở mặt ngoài thành để vây, còn Vũ Văn Dũng dùng thuyền chiến chặn ngang cửa biển Thị Nại, đặt đại bác khống chế tại Bãi Nhạn.
< Súng thần công của quân Tây Sơn được tìm thấy tại căn cứ thủy binh Tây Sơn ở cảng Thị Nại, hiện được trưng bày trong Bảo tàng Tây Sơn (Bình Định).
Mùa xuân năm Tân Dậu (1801) với một cố gắng cao nhất, Nguyễn Ánh quyết định tập trung binh lực quyết phá toang cánh cửa đầm Thị Nại, cũng là nhằm tiêu diệt một lực lượng lớn quân Tây Sơn đang phòng thủ tại đây. Một trận quyết chiến diễn ra ở cửa biển này kéo dài từ rạng sáng cho đến chiều tối ngày 16 tháng Giêng (sử chép từ giờ Dần đến giờ Dậu). Cuối cùng quân Nguyễn đã vượt qua được hệ thống phòng thủ của quân Tây Sơn nhưng cũng bị tổn thất hết sức nặng nề…
Sang thế kỷ 19, nhận thức rõ vị trí chiến lược của cửa biển này nhà Nguyễn cho củng cố lại hệ thống phòng thủ ở đây, xây pháo đài, đắp lũy, dựng kho tàng.
< Bệ con cóc trước cổng di tích núi Tam Tòa.
Một vài sự kiện lịch sử nêu trên đã tỏ rõ rằng cửa biển Thị Nại với Bãi Nhạn bên phía hữu, bán đảo Phương Mai trong đó vị trí lợi hại nhất là núi Tam Tòa bên phía tả là một vị trí phòng thủ chiến lược, cánh cửa để vào thành Đồ Bàn – Hoàng Đế, Bình Định và nói chung là toàn bộ khu vực phía Nam phủ Quy Nhơn cũ. Nơi đây đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử bi hùng. Đặc biệt vào cuối thế kỷ 18, quân Tây Sơn, bằng việc thiết lập đồn bảo, đặt đại bác ở Bãi Nhạn, núi Tam Tòa, đã hoàn toàn khống chế thành Bình Định, đẩy quân Nguyễn vào tình thế khốn quẫn, khiến các tướng giữ thành là Võ Tánh và Ngô Tòng Chu cùng đường phải tự sát. Tiếp đó là trận quyết chiến, có thể nói vào tầm cỡ lớn nhất trong cuộc chiến tranh Nguyễn – Tây Sơn cũng đã diễn ra tại cửa biển này.
Thời gian trôi qua, đến nay những di tích vật chất của biết bao sự kiện xưa hầu như không còn gì đáng kể. Bãi Nhạn nay đã thành cảng cá, nơi đầu mũi nhô ra là địa điểm đóng quân của đồn biên phòng 324. Núi Tam Tòa nay chỉ còn phế tích một ngôi đền khá lớn có diện tích hơn 80 m2 ( 7x12m) chia thành 3 cấp theo kiểu thềm điện, nền điện và hậu điện là đền thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang xưa. Khu vực phía Nam bán đảo Phương Mai, nơi chắc chắn xưa kia có nhiều đồn lũy được xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau nhưng nay chỉ còn được ghi nhớ trong ký ức người dân nơi đây và qua một số địa danh như đồn Mũi Cửa, đồn Ông Cai, bảo đất Bình Chính, Bãi Lũy (nay là xóm Vũng Tàu)…
Tuy nhiên, với tất cả những gì đã xảy ra, cửa Thị Nại, đầm Thị Nại, Bãi Nhạn, núi Tam Tòa, bán đảo Phương Mai vẫn có sức hấp dẫn với biết bao người. Đến đây để nghĩ suy về lẽ hưng vong, có cái bi, có cái hùng, có cái lẽ thường của lịch sử…
Theo Địa chí Bình Định
Bãi Nhạn cùng với núi Tam Tòa giữ một vị trí chiến lược quan trọng. Từ biển, tàu thuyền muốn vào trong đầm Thị Nại rồi qua đây tiến tới thành Đồ Bàn, quốc đô của Chiêm Thành nhiều thế kỷ và thành Hoàng Đế, đại bản doanh của nghĩa quân Tây Sơn, kinh đô của Trung ương hoàng đế Nguyễn Nhạc sau này, thì không còn con đường nào khác là phải vượt qua cửa Thị Nại.
< Tượng đài Trần Hưng Đạo trên núi Tam Tòa.
Bãi Nhạn và núi Tam Tòa và nói chung là toàn bộ khu vực phía nam bán đảo Phương Mai có thể phối hợp bố phòng khống chế cửa Thị Nại, tức là khống chế con đường thủy tiến vào thành Đồ Bàn – Hoàng Đế. Chính bởi vị trí quan trọng như vậy mà đã có biết bao biến cố lịch sử diễn ra tại nơi đây, gắn liền với sự hưng vong của nhiều triều đại.
Người Chiêm Thành khi chọn khu vực Bình Định làm kinh đô, xây dựng thành Đồ Bàn đã xem xét rất kỹ vị trí chiến lược lợi hại này và đã xây dựng thành Thị Nại để “đề phòng mặt biển”. Năm 1044 lấy cớ Chiêm Thành bỏ triều cống và hay cho quân ra quấy nhiễu biên giới phía nam của Đại Việt, vua Lý Thái Tông đã cử binh đánh Chiêm Thành. Khi chiến thắng trở về đến hành dinh Nghệ An ông phong cho Hoàng tử thứ tám là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang trấn giữ châu Nghệ An. Về sau Chiêm Thành có loạn, vua Chiêm cho sứ giả đến cầu viện Đại Việt, vua sai Lý Nhật Quang đem quân vào giúp. Quân của Lý Nhật Quang đóng ở dưới núi Tam Tòa (núi Đá Đen).
Quân phiến loạn Chiêm Thành nghe tin sợ hãi cùng nhau kéo đến cửa quân sụp lạy và cam đoan xin theo lệnh vua Chiêm, không dám ăn ở hai lòng. Lý Nhật Quang đem quân về. Người Chiêm Thành nhớ công đức bèn lập đền thờ Lý Nhật Quang ở dưới núi Tam Tòa.
Về sau này, các cuộc hành quân bình Chiêm của thủy binh Đại Việt hầu hết đều qua cửa Thị Nại, vào đầm Thị Nại rồi tiến lên vây hãm thành Đồ Bàn. Nhiều trận đánh quyết liệt giữa quân Đại Việt và quân Chiêm đã diễn ra ở cửa biển này, từ cuộc viễn chinh của Lý Thánh Tông năm 1069 đến cuộc hành quân của Lê Thụ, Lê Khả năm 1446 dưới thời Lê Nhân Tông. Và đặc biệt trong cuộc viễn chinh năm 1471, Lê Thánh Tông khi đóng quân ở cửa biển Thị Nại, đã đến miếu Tam Tòa cầu đảo. Sử chép rằng lời cầu đảo của Lê Thánh Tông thường ứng nghiệm, thành ra sau khi hạ được thành Đồ Bàn, trở về ông đã phong cho Uy Minh Vương Lý Nhật Quang làm thần núi Tam Tòa.
< Phế tích lũy đá trên núi Tam Tòa.
Năm 1776, sau ba năm phất cờ khởi nghĩa và giành một số thắng lợi ban đầu, Nguyễn Nhạc đã cho xây dựng lại và mở rộng thêm thành Đồ Bàn, đổi tên là thành Hoàng Đế, làm đại bản doanh của nghĩa quân và kinh đô của ông sau này. Năm Nhâm Tý (1792) Nguyễn Ánh đem quân đánh Quy Nhơn, đồn bảo của quân Tây Sơn ở chợ Thị Nại bị hạ. Tuy nhiên phải đến năm Kỷ Mùi (1799), Nguyễn Ánh mới chiếm được thành Hoàng Đế, đổi tên là thành Bình Định rồi giao cho Võ Tánh và Ngô Tòng Chu (Châu) ở lại giữ thành này. Năm Canh Thân (1800) các tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem quân vây thành Bình Định. Trần Quang Diệu đắp lũy dài vòng quanh ở mặt ngoài thành để vây, còn Vũ Văn Dũng dùng thuyền chiến chặn ngang cửa biển Thị Nại, đặt đại bác khống chế tại Bãi Nhạn.
< Súng thần công của quân Tây Sơn được tìm thấy tại căn cứ thủy binh Tây Sơn ở cảng Thị Nại, hiện được trưng bày trong Bảo tàng Tây Sơn (Bình Định).
Mùa xuân năm Tân Dậu (1801) với một cố gắng cao nhất, Nguyễn Ánh quyết định tập trung binh lực quyết phá toang cánh cửa đầm Thị Nại, cũng là nhằm tiêu diệt một lực lượng lớn quân Tây Sơn đang phòng thủ tại đây. Một trận quyết chiến diễn ra ở cửa biển này kéo dài từ rạng sáng cho đến chiều tối ngày 16 tháng Giêng (sử chép từ giờ Dần đến giờ Dậu). Cuối cùng quân Nguyễn đã vượt qua được hệ thống phòng thủ của quân Tây Sơn nhưng cũng bị tổn thất hết sức nặng nề…
Sang thế kỷ 19, nhận thức rõ vị trí chiến lược của cửa biển này nhà Nguyễn cho củng cố lại hệ thống phòng thủ ở đây, xây pháo đài, đắp lũy, dựng kho tàng.
< Bệ con cóc trước cổng di tích núi Tam Tòa.
Một vài sự kiện lịch sử nêu trên đã tỏ rõ rằng cửa biển Thị Nại với Bãi Nhạn bên phía hữu, bán đảo Phương Mai trong đó vị trí lợi hại nhất là núi Tam Tòa bên phía tả là một vị trí phòng thủ chiến lược, cánh cửa để vào thành Đồ Bàn – Hoàng Đế, Bình Định và nói chung là toàn bộ khu vực phía Nam phủ Quy Nhơn cũ. Nơi đây đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử bi hùng. Đặc biệt vào cuối thế kỷ 18, quân Tây Sơn, bằng việc thiết lập đồn bảo, đặt đại bác ở Bãi Nhạn, núi Tam Tòa, đã hoàn toàn khống chế thành Bình Định, đẩy quân Nguyễn vào tình thế khốn quẫn, khiến các tướng giữ thành là Võ Tánh và Ngô Tòng Chu cùng đường phải tự sát. Tiếp đó là trận quyết chiến, có thể nói vào tầm cỡ lớn nhất trong cuộc chiến tranh Nguyễn – Tây Sơn cũng đã diễn ra tại cửa biển này.
Thời gian trôi qua, đến nay những di tích vật chất của biết bao sự kiện xưa hầu như không còn gì đáng kể. Bãi Nhạn nay đã thành cảng cá, nơi đầu mũi nhô ra là địa điểm đóng quân của đồn biên phòng 324. Núi Tam Tòa nay chỉ còn phế tích một ngôi đền khá lớn có diện tích hơn 80 m2 ( 7x12m) chia thành 3 cấp theo kiểu thềm điện, nền điện và hậu điện là đền thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang xưa. Khu vực phía Nam bán đảo Phương Mai, nơi chắc chắn xưa kia có nhiều đồn lũy được xây dựng qua nhiều thời kỳ khác nhau nhưng nay chỉ còn được ghi nhớ trong ký ức người dân nơi đây và qua một số địa danh như đồn Mũi Cửa, đồn Ông Cai, bảo đất Bình Chính, Bãi Lũy (nay là xóm Vũng Tàu)…
Tuy nhiên, với tất cả những gì đã xảy ra, cửa Thị Nại, đầm Thị Nại, Bãi Nhạn, núi Tam Tòa, bán đảo Phương Mai vẫn có sức hấp dẫn với biết bao người. Đến đây để nghĩ suy về lẽ hưng vong, có cái bi, có cái hùng, có cái lẽ thường của lịch sử…
Theo Địa chí Bình Định