(BTO) - Thác cao khoảng 14m, nước chảy quanh năm. Dòng nước lạnh đổ từ các khe đá trên cao, qua bàn tay nhiệm màu của tạo hoá đã tạo thành một bức tranh thuỷ mặc kỳ vĩ, nên thơ nằm bên cạnh con đường quốc lộ 55 bằng phẳng, níu chân biết bao vị khách đi ngang phải dừng chân ghé lại.
Cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 80km, trên quốc lộ 55, thuộc tổ 5 Đaguri, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, chẳng biết thác có tự bao giờ và người dân xung quanh cũng chẳng ai đặt tên cho dòng thác ấy. Giữa đại ngàn, một dòng thác đổ mạnh từ trên cao, trắng xoá một màu.
Anh Hồ Viết Dũng - người dân sống gần thác cho biết: Không biết thác có từ đâu và từ bao giờ, nhưng vào năm 1996 để phục vụ cho việc xây dựng hồ thuỷ điện Đa Mi, nhà anh đã góp sức phá đá mở đường. Trải qua quá trình theo thời gian đã hình thành nên dòng thác ấy.
Không được nhiều người biết tới như cái tên thác Chín Tầng, hay thác Mây, Mưa, Thác được dân làng và khách tham quan yêu thích vì vẻ đẹp sơ khai vốn có của nó. Qua bàn tay nhào nặn của mẹ thiên nhiên, một dòng thác cao phân tầng đổ xuống uốn lượn như một con rồng bạc khổng lồ. Một bức tranh sống động được tô điểm giữa con đường hoang sơ đèo dốc.
Với độ cao khoảng 14m, để có thể khám phá, chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp từ thượng nguồn của dòng thác, du khách có thể men theo những vách đá cao chồng lên nhau, với một chút khéo léo và liều lĩnh. Khi chạm được chân lên tới đỉnh, những nhọc nhằn lo âu như được dẹp bỏ, đây quả thật là tiên cảnh giữa nhân gian.
Bỏ qua những bộn bề của cuộc sống đô thị nhộn nhịp, thả mình vào dòng nước chảy siết, hoà mình vào làn nước trong, nghe thấy tiếng lá cây xào xạc, tiếng chim hót lượn quanh và âm thanh róc rách vang lên từ những khe đá, len qua những khóm trúc và cây rừng. Chạm tay để cảm nhận cái lạnh nhưng không buốt, thoải mái và bình yên, đó là cảm giác mà bất cứ ai đã từng tới đây cảm nhận được.
Theo Trịnh Thương (Báo Bình Thuận)
Cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 80km, trên quốc lộ 55, thuộc tổ 5 Đaguri, xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, chẳng biết thác có tự bao giờ và người dân xung quanh cũng chẳng ai đặt tên cho dòng thác ấy. Giữa đại ngàn, một dòng thác đổ mạnh từ trên cao, trắng xoá một màu.
Anh Hồ Viết Dũng - người dân sống gần thác cho biết: Không biết thác có từ đâu và từ bao giờ, nhưng vào năm 1996 để phục vụ cho việc xây dựng hồ thuỷ điện Đa Mi, nhà anh đã góp sức phá đá mở đường. Trải qua quá trình theo thời gian đã hình thành nên dòng thác ấy.
Không được nhiều người biết tới như cái tên thác Chín Tầng, hay thác Mây, Mưa, Thác được dân làng và khách tham quan yêu thích vì vẻ đẹp sơ khai vốn có của nó. Qua bàn tay nhào nặn của mẹ thiên nhiên, một dòng thác cao phân tầng đổ xuống uốn lượn như một con rồng bạc khổng lồ. Một bức tranh sống động được tô điểm giữa con đường hoang sơ đèo dốc.
Với độ cao khoảng 14m, để có thể khám phá, chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp từ thượng nguồn của dòng thác, du khách có thể men theo những vách đá cao chồng lên nhau, với một chút khéo léo và liều lĩnh. Khi chạm được chân lên tới đỉnh, những nhọc nhằn lo âu như được dẹp bỏ, đây quả thật là tiên cảnh giữa nhân gian.
Bỏ qua những bộn bề của cuộc sống đô thị nhộn nhịp, thả mình vào dòng nước chảy siết, hoà mình vào làn nước trong, nghe thấy tiếng lá cây xào xạc, tiếng chim hót lượn quanh và âm thanh róc rách vang lên từ những khe đá, len qua những khóm trúc và cây rừng. Chạm tay để cảm nhận cái lạnh nhưng không buốt, thoải mái và bình yên, đó là cảm giác mà bất cứ ai đã từng tới đây cảm nhận được.
Theo Trịnh Thương (Báo Bình Thuận)