Đảo Trần nằm về phía nam của đảo Vĩnh Thực, cách đảo Cô Tô Lớn khoảng 45km về phía đông bắc và cách cảng Vạn Gia của thành phố Móng Cái khoảng 25 km về phía nam.
Đảo Trần có diện tích chỉ khoảng hơn 5 km nhưng là hòn đảo tiền tiêu của vùng Đông Bắc tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng. Đảo nằm dưới sự quản lý của xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Đây là hòn đảo xa đất liền nhất của tỉnh Quảng Ninh. Nước ngọt trên đảo khan hiếm, tàu thuyền chỉ cập được vào đảo ở bờ bắc hoặc bờ nam. Hải đăng đảo Trần được đưa vào hoạt động từ năm 1996. Hải đăng cao 203,7 m (so với mực "0" độ sâu) hay 17,7 m (chiều cao công trình). Tầm hiệu lực ánh sáng của hải đăng là 28 hải lý với hệ số truyền quang khí quyển T=0,8.
< Đèn biển Đảo Trần.
Ngày trước, trên đảo chỉ có Đồn biên phòng số 6 và trạm radar 480. Ngoài quân đội và biên phòng thì trước đây đảo Trần không có dân sinh sống.
Do đảo Trần là đảo tiền tiêu vùng Đông Bắc của Tổ quốc nên nhằm thực hiện chiến lược biển đảo, đảm bảo giữ vững chủ quyền an ninh biển đảo, xây dựng đảo Trần ngày càng vững mạnh nên tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng đề án đưa dân ra đảo sinh sống.
< Hồ chứa nước trên đảo.
Để khuyến khích các hộ dân tình nguyện ra sinh sống tại đảo tiền tiêu này, tỉnh Quảng Ninh sẽ hỗ trợ đất ở miễn phí, hỗ trợ 80% kinh phí xây dựng nhà ở kiên cố (dự tính khoảng 700 triệu đồng/hộ nhưng thực tế khi hoàn thiện đã xấp xỉ gần 1 tỉ đồng), hỗ trợ tiền dầu thắp sáng, con em các hộ dân được đi học miễn phí trên đảo ở các cấp học mầm non, tiểu học và được học ở các trường nội trú trong đất liền ở các cấp học trung học; được cấp Thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được vay vốn ưu đãi phục vụ sản xuất như: sửa chữa tàu thuyền đánh cá, mua ngư cụ...
< Đường đi trên đảo Trần.
Đã có hơn 200 hộ dân của các địa phương trong tỉnh tự nguyện đăng ký ra sinh sống ở đảo Trần. Giai đoạn đầu, Quảng Ninh phê duyệt 17 hộ với khoảng 62 nhân khẩu, 35 lao động đủ điều kiện và tình nguyện ra đảo Trần sinh sống.
Như vậy, cùng với một hộ đã ra sinh sống ở đảo trước đây, đã có 18 hộ dân tình nguyện ra đảo Trần sinh sống trong năm 2014. Trong tương lai, tỉnh sẽ nâng số hộ sinh sống trên đảo lên khoảng 30 - 35 hộ.
< Một dãy nhà dân được đầu tư xây dựng.
Để đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho các hộ dân trên đảo, huyện đã đấu nối xong nguồn nước từ bể xử lý nước C2 cấp nước sinh hoạt đến 17 căn nhà; lắp đặt 2 máy phát điện cung cấp điện sinh hoạt.
Trên đảo đã có 2 lớp học cho 10 trẻ mầm non và 5 trẻ ở độ tuổi tiểu học. Về y tế, đảo Trần sẽ thực hiện mô hình dân quân y kết hợp, phát huy công năng trạm y tế của bộ đội biên phòng cùng với việc tăng cường trang thiết bị, đội ngũ y, bác sĩ. Tới đây, huyện sẽ tổ chức và hỗ trợ phương tiện tàu khách thủy từ Móng Cái ra đảo Trần và ngược lại với tần suất 2 chuyến/tuần.
< Phần lớn người dân ở đảo mưu sinh bằng nghề biển.
Tuy nhiên, hiện đường đi ra tới đảo Trần khá gian nan. Khách phải tới Vân Đồn, tới Móng Cái, tới Mũi Ngọc, tới Vĩnh Thực rồi mới đi tàu ra đảo Trần. Có khi khách từ đất liền ra đảo Trần mất bén một ngày một đêm nếu ít tàu. Giữa tháng 10.2014, PV Thanh Niên ra đảo Trần bằng cách xuất phát từ đảo Cô Tô, đi bằng xuồng cao tốc của bộ đội biên phòng huyện Cô Tô. Từ Cô Tô qua đảo Trần khoảng 45 km, chạy bằng xuồng cao tốc chỉ mất khoảng 1 giờ.
< Đảo Trần đã có hệ thống cầu cảng, nơi neo đậu tàu thuyền.
Trên đường ra đảo Trần, đôi lúc tàu chỉ cách đường phân định vịnh Bắc bộ khoảng 5km. Do vậy, nhìn từ vùng biển đảo này có thể thấy những tàu TQ đang hoạt động ngoài khơi. Việc có nhân dân định cư sinh sống tại Đảo là rất cần thiết, vừa đáp ứng nhu cầu lợi ích cuộc sống của người dân vừa bảo đảm góp phần cùng các lực lượng vũ trang giữ gìn vùng biển đảo, chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
< Dạy học trên đảo.
Đảo Trần có một hệ thống núi liên hoàn bao bọc hình móng ngựa mà phần hở ở đuôi móng hướng về phía tây bắc. Từ âu cảng đi vào, ta phải qua một thung lũng thoai thoải chính giữa đảo.
Ngay đỉnh của thung lũng này có một cái đập giữ nước ngọt và dường như còn có chức năng phát điện nếu nước trong hồ nhiều. Từ thung lũng, khách theo đường có bậc đá leo lên trạm Ra-đa 480. Tên trạm đã nói lên độ cao mà khách phải vượt, tính theo số bậc thang.
< Một trong vài bãi biển trên đảo Trần.
Thời trước có khó khăn về nước sinh hoạt, bộ đội qua bao nhiêu năm, mỗi năm một tí đào ao trữ nước, sau được khoảng 3ha ao, nước tương đối đủ. Sau này Nhà nước đầu tư thêm cái kè trữ nước ở thung lũng thì những ao trữ nước cũ của bộ đội được chuyển công năng thành ao nuôi cá.
< Cư dân nhí đầu tiên Trần Hoàng Nguyễn Việt Anh, giờ đây thì em đã có bè bạn rồi.
Đảo Trần có nhiều loại cây phong phú từ 'tứ thiết' là đinh, lim, sến, táu cho tới những cây hoa sao đen, quế, hồi… tạo nên rừng xanh, núi đỏ. Trong mùa mưa tầm tã, rả rích: đi lại trơn trượt rất vất vả. Đỉnh núi đảo Trần nơi có trạm ra đa bị mây mù bao phủ đến cả 10 tháng trong năm. Lên đến trạm 480 thì trời đã ngả chiều, mây mù đã bao phủ hết phía chân núi.
< Điện gió và điện năng lượng mặt trời đã được lắp đặt trên đảo. Trước kia nguồn điện chủ yếu từ máy phát điện.
Từ đỉnh nhìn xuống xung quanh ba bề bốn là mây phủ, đốc đứng, sương rừng, gió núi… bổng nhiên thấy vùng biển đảo quê hương tuyệt đẹp và thân thương vô cùng!
Đảo Trần hiên ngang vẫn đang chờ đón từng người con của đất liền, những thanh niên hăng hái tình nguyện ra làm ăn, sinh sống, nuôi dưỡng và bồi đắp cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ. Họ cùng với bộ đội trên đảo sẽ là những người canh giữ từng mảnh đất tiền tiêu thiêng liêng của dân tộc, bảo vệ vùng trời, vùng biển của đất nước.
Vé máy bay đi Singapore!
Đảo Trần có diện tích chỉ khoảng hơn 5 km nhưng là hòn đảo tiền tiêu của vùng Đông Bắc tổ quốc, có vị trí chiến lược quan trọng. Đảo nằm dưới sự quản lý của xã Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Đây là hòn đảo xa đất liền nhất của tỉnh Quảng Ninh. Nước ngọt trên đảo khan hiếm, tàu thuyền chỉ cập được vào đảo ở bờ bắc hoặc bờ nam. Hải đăng đảo Trần được đưa vào hoạt động từ năm 1996. Hải đăng cao 203,7 m (so với mực "0" độ sâu) hay 17,7 m (chiều cao công trình). Tầm hiệu lực ánh sáng của hải đăng là 28 hải lý với hệ số truyền quang khí quyển T=0,8.
< Đèn biển Đảo Trần.
Ngày trước, trên đảo chỉ có Đồn biên phòng số 6 và trạm radar 480. Ngoài quân đội và biên phòng thì trước đây đảo Trần không có dân sinh sống.
Do đảo Trần là đảo tiền tiêu vùng Đông Bắc của Tổ quốc nên nhằm thực hiện chiến lược biển đảo, đảm bảo giữ vững chủ quyền an ninh biển đảo, xây dựng đảo Trần ngày càng vững mạnh nên tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng đề án đưa dân ra đảo sinh sống.
< Hồ chứa nước trên đảo.
Để khuyến khích các hộ dân tình nguyện ra sinh sống tại đảo tiền tiêu này, tỉnh Quảng Ninh sẽ hỗ trợ đất ở miễn phí, hỗ trợ 80% kinh phí xây dựng nhà ở kiên cố (dự tính khoảng 700 triệu đồng/hộ nhưng thực tế khi hoàn thiện đã xấp xỉ gần 1 tỉ đồng), hỗ trợ tiền dầu thắp sáng, con em các hộ dân được đi học miễn phí trên đảo ở các cấp học mầm non, tiểu học và được học ở các trường nội trú trong đất liền ở các cấp học trung học; được cấp Thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được vay vốn ưu đãi phục vụ sản xuất như: sửa chữa tàu thuyền đánh cá, mua ngư cụ...
< Đường đi trên đảo Trần.
Đã có hơn 200 hộ dân của các địa phương trong tỉnh tự nguyện đăng ký ra sinh sống ở đảo Trần. Giai đoạn đầu, Quảng Ninh phê duyệt 17 hộ với khoảng 62 nhân khẩu, 35 lao động đủ điều kiện và tình nguyện ra đảo Trần sinh sống.
Như vậy, cùng với một hộ đã ra sinh sống ở đảo trước đây, đã có 18 hộ dân tình nguyện ra đảo Trần sinh sống trong năm 2014. Trong tương lai, tỉnh sẽ nâng số hộ sinh sống trên đảo lên khoảng 30 - 35 hộ.
< Một dãy nhà dân được đầu tư xây dựng.
Để đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho các hộ dân trên đảo, huyện đã đấu nối xong nguồn nước từ bể xử lý nước C2 cấp nước sinh hoạt đến 17 căn nhà; lắp đặt 2 máy phát điện cung cấp điện sinh hoạt.
Trên đảo đã có 2 lớp học cho 10 trẻ mầm non và 5 trẻ ở độ tuổi tiểu học. Về y tế, đảo Trần sẽ thực hiện mô hình dân quân y kết hợp, phát huy công năng trạm y tế của bộ đội biên phòng cùng với việc tăng cường trang thiết bị, đội ngũ y, bác sĩ. Tới đây, huyện sẽ tổ chức và hỗ trợ phương tiện tàu khách thủy từ Móng Cái ra đảo Trần và ngược lại với tần suất 2 chuyến/tuần.
< Phần lớn người dân ở đảo mưu sinh bằng nghề biển.
Tuy nhiên, hiện đường đi ra tới đảo Trần khá gian nan. Khách phải tới Vân Đồn, tới Móng Cái, tới Mũi Ngọc, tới Vĩnh Thực rồi mới đi tàu ra đảo Trần. Có khi khách từ đất liền ra đảo Trần mất bén một ngày một đêm nếu ít tàu. Giữa tháng 10.2014, PV Thanh Niên ra đảo Trần bằng cách xuất phát từ đảo Cô Tô, đi bằng xuồng cao tốc của bộ đội biên phòng huyện Cô Tô. Từ Cô Tô qua đảo Trần khoảng 45 km, chạy bằng xuồng cao tốc chỉ mất khoảng 1 giờ.
< Đảo Trần đã có hệ thống cầu cảng, nơi neo đậu tàu thuyền.
Trên đường ra đảo Trần, đôi lúc tàu chỉ cách đường phân định vịnh Bắc bộ khoảng 5km. Do vậy, nhìn từ vùng biển đảo này có thể thấy những tàu TQ đang hoạt động ngoài khơi. Việc có nhân dân định cư sinh sống tại Đảo là rất cần thiết, vừa đáp ứng nhu cầu lợi ích cuộc sống của người dân vừa bảo đảm góp phần cùng các lực lượng vũ trang giữ gìn vùng biển đảo, chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
< Dạy học trên đảo.
Đảo Trần có một hệ thống núi liên hoàn bao bọc hình móng ngựa mà phần hở ở đuôi móng hướng về phía tây bắc. Từ âu cảng đi vào, ta phải qua một thung lũng thoai thoải chính giữa đảo.
Ngay đỉnh của thung lũng này có một cái đập giữ nước ngọt và dường như còn có chức năng phát điện nếu nước trong hồ nhiều. Từ thung lũng, khách theo đường có bậc đá leo lên trạm Ra-đa 480. Tên trạm đã nói lên độ cao mà khách phải vượt, tính theo số bậc thang.
< Một trong vài bãi biển trên đảo Trần.
Thời trước có khó khăn về nước sinh hoạt, bộ đội qua bao nhiêu năm, mỗi năm một tí đào ao trữ nước, sau được khoảng 3ha ao, nước tương đối đủ. Sau này Nhà nước đầu tư thêm cái kè trữ nước ở thung lũng thì những ao trữ nước cũ của bộ đội được chuyển công năng thành ao nuôi cá.
< Cư dân nhí đầu tiên Trần Hoàng Nguyễn Việt Anh, giờ đây thì em đã có bè bạn rồi.
Đảo Trần có nhiều loại cây phong phú từ 'tứ thiết' là đinh, lim, sến, táu cho tới những cây hoa sao đen, quế, hồi… tạo nên rừng xanh, núi đỏ. Trong mùa mưa tầm tã, rả rích: đi lại trơn trượt rất vất vả. Đỉnh núi đảo Trần nơi có trạm ra đa bị mây mù bao phủ đến cả 10 tháng trong năm. Lên đến trạm 480 thì trời đã ngả chiều, mây mù đã bao phủ hết phía chân núi.
< Điện gió và điện năng lượng mặt trời đã được lắp đặt trên đảo. Trước kia nguồn điện chủ yếu từ máy phát điện.
Từ đỉnh nhìn xuống xung quanh ba bề bốn là mây phủ, đốc đứng, sương rừng, gió núi… bổng nhiên thấy vùng biển đảo quê hương tuyệt đẹp và thân thương vô cùng!
Đảo Trần hiên ngang vẫn đang chờ đón từng người con của đất liền, những thanh niên hăng hái tình nguyện ra làm ăn, sinh sống, nuôi dưỡng và bồi đắp cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ. Họ cùng với bộ đội trên đảo sẽ là những người canh giữ từng mảnh đất tiền tiêu thiêng liêng của dân tộc, bảo vệ vùng trời, vùng biển của đất nước.
Vé máy bay đi Singapore!