Đèo nào cao bằng đèo Phú Cốc,
Dốc nào ngược bằng dốc Xuân Đài.
Đèo cao, dốc ngược, đường dài
Anh còn qua đặng (được) huống chi vài lạch sông.
Lấy chồng Phú Cốc sợ beo
Lấy chồng Mỹ Á hồn treo cột buồm
Đèo Phú Cốc phần lớn thuộc thôn Phú Thạnh, phần còn lại thuộc thôn Phú Liên (xã An Phú, TP Tuy Hòa). Đến đèo có hai ngả: ngả từ quán ông Cường thôn Phú Thạnh (Quốc lộ 1A) về hướng tây qua một cánh đồng độ 2 cây số đến dãy núi Hang Hổ rồi qua một đoạn triền và bắt đầu vượt đèo.
Đèo Phú Cốc quanh co, dốc không ngược lắm. Đứng trên đỉnh đèo cao, ta có thể trông thấy một vùng bao la trời biển. Phía nam là núi Chóp Chài, Nhạn Tháp qua cánh đồng Tuy Hòa đến núi Đá Bia; phía đông là xã An Phú, An Chấn, phía bắc là xã An Mỹ, An Hòa ra đến cù lao Vũng Bàu…
Đèo dài hơn 1 cây số, từ đỉnh xuống lệch về tây nam, độ dốc thấp, dẫn đến chợ Phú Cốc. Ngoài ra còn con đường từ ngã tư Màn Màn lên Thượng Phú, qua Phú Liên đến chợ Phú Cốc, rồi đi lên phía tây đến thôn Phú Mỹ xã An Thọ, đi về đông bắc đến đỉnh đèo Phú Cốc. Đường này các loại xe đi được, cư dân Phú Liên hiện nay đi con đường này. Còn đường đèo Phú Cốc ít người qua lại, chỉ có một số người làm ruộng. Trên đỉnh đèo, không rõ vào thời nào, có một vị trụ trì đến đây lập ngôi chùa tranh để tu hành. Ngôi chùa đã sụp đổ, hiện nay không còn dấu vết. Ngày trước, đường lên đèo (phía đông) hai bên có cây cao rậm rạp. Một số cây tràm nhô lên cao, nhiều cây cổ thụ to đến vài ôm. Dulichgo
Đèo Phú Cốc giáp ranh giữa Phú Thạnh (xã An Chấn) và Phú Liên (xã An Phú). Làng Phú Liên trước năm 1945 có tên là Cự Liên, tuy dân chúng vẫn thường gọi là làng Phú Cốc. Cự Liên chia làm 3 xóm: xóm Đèo, xóm Chợ và xóm Gò Sầm. Xóm Chợ đông hơn, xóm Đèo và xóm Chợ chỉ cách nhau độ 100m. Xóm Gò Sầm đi lên phía tây non cây số.
Dân làm nông ở cánh đồng Cự Liên nay là Phú Liên. Cánh đồng khá rộng, bằng phẳng, đất màu mỡ, làm vụ lúa tháng 10, sản lượng cao, trái vụ dân trồng hoa màu phụ như đậu xanh, bí thần nông, dưa chuột, khổ qua, dưa hấu. Loại nào cũng sai quả, thu nhập, so với vụ lúa không thua kém.
Mía trồng khắp nơi, cả trên đồi. Ngày trước triền đồi dân trồng bắp và các loại đậu sản lượng kém. Ngày nay, đời sống của người dân được nâng lên, nhà cửa vườn tược khang trang, so với các vùng miền núi khác thì cư dân nơi đây có phần hơn.
Phú Cốc (thôn Phú Liên) và Mỹ Á (thôn Long Thủy) cùng xã An Phú nhưng một thôn miền biển, một thôn miền núi, lại thường có mối quan hệ tình cảm với nhau. Các cô gái ở hai thôn thường e sợ chồng bị nguy hiểm vì sông nước, thú dữ.
Ngày xưa đèo Phú Cốc có nhiều cọp lại ở gần Hang Hổ. Chúng thường đón đường bắt thú vật và người. Ngày nay, không còn bóng dáng cọp ở đèo núi. Miền biển ngư dân sắm thuyền có tải lớn chạy bằng máy nổ và có dự báo thời tiết nên ít nguy hiểm, các cô gái hai miền bớt nỗi lo sợ.
Theo Nguyễn Đình Chúc (Báo Phú Yên), ảnh Dulichgo
Vé may bay đi singapore!
Dốc nào ngược bằng dốc Xuân Đài.
Đèo cao, dốc ngược, đường dài
Anh còn qua đặng (được) huống chi vài lạch sông.
Lấy chồng Phú Cốc sợ beo
Lấy chồng Mỹ Á hồn treo cột buồm
Đèo Phú Cốc phần lớn thuộc thôn Phú Thạnh, phần còn lại thuộc thôn Phú Liên (xã An Phú, TP Tuy Hòa). Đến đèo có hai ngả: ngả từ quán ông Cường thôn Phú Thạnh (Quốc lộ 1A) về hướng tây qua một cánh đồng độ 2 cây số đến dãy núi Hang Hổ rồi qua một đoạn triền và bắt đầu vượt đèo.
Đèo Phú Cốc quanh co, dốc không ngược lắm. Đứng trên đỉnh đèo cao, ta có thể trông thấy một vùng bao la trời biển. Phía nam là núi Chóp Chài, Nhạn Tháp qua cánh đồng Tuy Hòa đến núi Đá Bia; phía đông là xã An Phú, An Chấn, phía bắc là xã An Mỹ, An Hòa ra đến cù lao Vũng Bàu…
Đèo dài hơn 1 cây số, từ đỉnh xuống lệch về tây nam, độ dốc thấp, dẫn đến chợ Phú Cốc. Ngoài ra còn con đường từ ngã tư Màn Màn lên Thượng Phú, qua Phú Liên đến chợ Phú Cốc, rồi đi lên phía tây đến thôn Phú Mỹ xã An Thọ, đi về đông bắc đến đỉnh đèo Phú Cốc. Đường này các loại xe đi được, cư dân Phú Liên hiện nay đi con đường này. Còn đường đèo Phú Cốc ít người qua lại, chỉ có một số người làm ruộng. Trên đỉnh đèo, không rõ vào thời nào, có một vị trụ trì đến đây lập ngôi chùa tranh để tu hành. Ngôi chùa đã sụp đổ, hiện nay không còn dấu vết. Ngày trước, đường lên đèo (phía đông) hai bên có cây cao rậm rạp. Một số cây tràm nhô lên cao, nhiều cây cổ thụ to đến vài ôm. Dulichgo
Đèo Phú Cốc giáp ranh giữa Phú Thạnh (xã An Chấn) và Phú Liên (xã An Phú). Làng Phú Liên trước năm 1945 có tên là Cự Liên, tuy dân chúng vẫn thường gọi là làng Phú Cốc. Cự Liên chia làm 3 xóm: xóm Đèo, xóm Chợ và xóm Gò Sầm. Xóm Chợ đông hơn, xóm Đèo và xóm Chợ chỉ cách nhau độ 100m. Xóm Gò Sầm đi lên phía tây non cây số.
Dân làm nông ở cánh đồng Cự Liên nay là Phú Liên. Cánh đồng khá rộng, bằng phẳng, đất màu mỡ, làm vụ lúa tháng 10, sản lượng cao, trái vụ dân trồng hoa màu phụ như đậu xanh, bí thần nông, dưa chuột, khổ qua, dưa hấu. Loại nào cũng sai quả, thu nhập, so với vụ lúa không thua kém.
Mía trồng khắp nơi, cả trên đồi. Ngày trước triền đồi dân trồng bắp và các loại đậu sản lượng kém. Ngày nay, đời sống của người dân được nâng lên, nhà cửa vườn tược khang trang, so với các vùng miền núi khác thì cư dân nơi đây có phần hơn.
Phú Cốc (thôn Phú Liên) và Mỹ Á (thôn Long Thủy) cùng xã An Phú nhưng một thôn miền biển, một thôn miền núi, lại thường có mối quan hệ tình cảm với nhau. Các cô gái ở hai thôn thường e sợ chồng bị nguy hiểm vì sông nước, thú dữ.
Ngày xưa đèo Phú Cốc có nhiều cọp lại ở gần Hang Hổ. Chúng thường đón đường bắt thú vật và người. Ngày nay, không còn bóng dáng cọp ở đèo núi. Miền biển ngư dân sắm thuyền có tải lớn chạy bằng máy nổ và có dự báo thời tiết nên ít nguy hiểm, các cô gái hai miền bớt nỗi lo sợ.
Theo Nguyễn Đình Chúc (Báo Phú Yên), ảnh Dulichgo
Vé may bay đi singapore!