(TTO) - Đối với các bà nội trợ miền Tây, lá non của cây chùm ngây có vị ngọt thơm giống lá bồ ngót, trái non có hương vị như măng tây, là nguyên liệu không thể thiếu để chế biến các món ăn giải nhiệt ngày nắng.
Chùm ngây thân gỗ, thấp, trồng lâu năm cao khoảng 10m trở lên, thân cây to cỡ vòng tay người lớn. Lá kép dài 30 - 60cm hình lông chim, màu xanh mốc lá chét hình trứng, mọc đối dài 12 - 20 mm. Hoa trắng giống như hoa bưởi có mùi thơm thoảng đăc trưng. Trái có 3 cạnh dài khoảng 25 - 30cm hơi gồ lên chỗ có hạt, treo lủng lẳng trên cành, trông từ xa tương tự quả ô môi.
Theo y học dân gian, chùm ngây là cây đa dụng vì tất cả các bộ phận của cây là dược liệu quý, chữa trị nhiều chứng bệnh. Còn theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tất cả các bộ phận cây chùm ngây chứa nhiều đạm, vitamin C và các khoáng chất khác.
Tôi còn nhớ nơi góc vườn nhà tôi lúc bấy giờ có cây chùm ngây cổ thụ. Vì cây lâu năm che tàn phủ kín các cây khác. Để giúp các cây ăn trái bên dưới được trảng nắng dễ ra hoa, kết trái, ba tôi thường dùng dao tỉa bớt nhánh. Nhưng lạ thay, cứ khoảng nửa tháng sau, những nhánh non xanh mướt của cây chùm ngây lại vươn lên xanh tốt. Lúc đó, má tôi lại ra vườn dùng cây móc xuống hái những đọt non đem vào nhà chế biến món ăn.
Khoảng tháng giêng, tháng 2, khi cây đơm hoa kết trái, má tôi lại hái những trái non vào hầm thịt hoặc nấu canh cho cả nhà thưởng thức. Trong những món kể trên, ấn tượng nhất đối với tôi là gỏi chùm ngây trộn tôm thịt và canh rau chùm ngây nấu tép thịt. Chế biến món gỏi chùm ngây trộn tôm thịt rất dễ dàng và nhanh gọn. Trước hết, tuốt lá non rửa sạch, chần qua nước sôi cho bớt hăng, ngâm vào nước lạnh cho có độ giòn và màu xanh bắt mắt, vớt ra để ráo.
Kế đến, cho tôm, thịt ba rọi vào nước dừa xiêm luộc chín, vớt ra. Thịt xắt miếng mỏng, tôm lột vỏ, chẻ đôi để ra dĩa. Dưa leo xắt miếng, cà rốt xắt sợi, rau răm xắt nhuyễn, đậu phộng rang giã giập cũng đã chuẩn bị xong. Cuối cùng, cho hỗn hợp tôm thịt, dưa leo, cà rốt, lá chùm ngây vào, và rưới hỗn hợp nước mắm chua ngọt lên trộn đều cùng với rau răm, đậu phộng, rồi làm thêm một chén nước chấm chua ngọt nữa là đủ.
Còn món canh chùm ngây nấu tép thịt, chế biến “tối giản” hơn nhiều. Chỉ cần tuốt lá chùm ngây non rửa sạch, để ra rổ cho ráo. Tép tươi mua về làm sạch, bóc vỏ. Dùng dao đập giập tép để sẵn ra chén (để tép ra hết chất ngọt). Thịt nạc rửa sạch bằm nhuyễn để ra chén. Dulichgo
Bắc nồi lên bếp với lượng nước lạnh vừa đủ nấu sôi, cho tép và thịt vào nồi nấu chín. Kế đến, bỏ lá chùm ngây vào, chờ sôi vài dạo. Nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị nhắc xuống, múc ra tô, và chuẩn bị chén nước mắm ngon nguyên chất cùng trái ớt hiểm nữa là xong. Còn gì thú vị bằng vào buổi trưa nắng khi ba đi làm đồng trở về trên bàn ăn đã có sẵn hai món ăn dân dã: thứ nhấm, thứ để ăn cơm.
Gắp miếng gỏi chùm ngây trộn tôm thịt chấm vào chén nước chấm tỏi ớt đưa lên miệng chậm rãi nhai. Vị béo của thịt, dai của tép hòa lẫn cùng mùi thơm đặc trưng của chùm ngây như lan tỏa vào khắp giác quan. Nhấp một cốc “đế” vào nữa thì thật sảng khoái…
Cuối cùng, để ba đừng bị “xót ruột”, má thường múc miếng nước canh chùm ngây nấu tép thịt cho vào chén để ba húp “giải nghễ”. Xúc miếng cơm có chan nước canh “lua” một hơi, ba gật đầu khen ngon là trên môi má nở nụ cười mãn nguyện...
Theo Thanh Tâm (báo Tuổi Trẻ)
Korean Air!
Chùm ngây thân gỗ, thấp, trồng lâu năm cao khoảng 10m trở lên, thân cây to cỡ vòng tay người lớn. Lá kép dài 30 - 60cm hình lông chim, màu xanh mốc lá chét hình trứng, mọc đối dài 12 - 20 mm. Hoa trắng giống như hoa bưởi có mùi thơm thoảng đăc trưng. Trái có 3 cạnh dài khoảng 25 - 30cm hơi gồ lên chỗ có hạt, treo lủng lẳng trên cành, trông từ xa tương tự quả ô môi.
Theo y học dân gian, chùm ngây là cây đa dụng vì tất cả các bộ phận của cây là dược liệu quý, chữa trị nhiều chứng bệnh. Còn theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tất cả các bộ phận cây chùm ngây chứa nhiều đạm, vitamin C và các khoáng chất khác.
Tôi còn nhớ nơi góc vườn nhà tôi lúc bấy giờ có cây chùm ngây cổ thụ. Vì cây lâu năm che tàn phủ kín các cây khác. Để giúp các cây ăn trái bên dưới được trảng nắng dễ ra hoa, kết trái, ba tôi thường dùng dao tỉa bớt nhánh. Nhưng lạ thay, cứ khoảng nửa tháng sau, những nhánh non xanh mướt của cây chùm ngây lại vươn lên xanh tốt. Lúc đó, má tôi lại ra vườn dùng cây móc xuống hái những đọt non đem vào nhà chế biến món ăn.
Khoảng tháng giêng, tháng 2, khi cây đơm hoa kết trái, má tôi lại hái những trái non vào hầm thịt hoặc nấu canh cho cả nhà thưởng thức. Trong những món kể trên, ấn tượng nhất đối với tôi là gỏi chùm ngây trộn tôm thịt và canh rau chùm ngây nấu tép thịt. Chế biến món gỏi chùm ngây trộn tôm thịt rất dễ dàng và nhanh gọn. Trước hết, tuốt lá non rửa sạch, chần qua nước sôi cho bớt hăng, ngâm vào nước lạnh cho có độ giòn và màu xanh bắt mắt, vớt ra để ráo.
Kế đến, cho tôm, thịt ba rọi vào nước dừa xiêm luộc chín, vớt ra. Thịt xắt miếng mỏng, tôm lột vỏ, chẻ đôi để ra dĩa. Dưa leo xắt miếng, cà rốt xắt sợi, rau răm xắt nhuyễn, đậu phộng rang giã giập cũng đã chuẩn bị xong. Cuối cùng, cho hỗn hợp tôm thịt, dưa leo, cà rốt, lá chùm ngây vào, và rưới hỗn hợp nước mắm chua ngọt lên trộn đều cùng với rau răm, đậu phộng, rồi làm thêm một chén nước chấm chua ngọt nữa là đủ.
Còn món canh chùm ngây nấu tép thịt, chế biến “tối giản” hơn nhiều. Chỉ cần tuốt lá chùm ngây non rửa sạch, để ra rổ cho ráo. Tép tươi mua về làm sạch, bóc vỏ. Dùng dao đập giập tép để sẵn ra chén (để tép ra hết chất ngọt). Thịt nạc rửa sạch bằm nhuyễn để ra chén. Dulichgo
Bắc nồi lên bếp với lượng nước lạnh vừa đủ nấu sôi, cho tép và thịt vào nồi nấu chín. Kế đến, bỏ lá chùm ngây vào, chờ sôi vài dạo. Nêm nếm gia vị cho vừa khẩu vị nhắc xuống, múc ra tô, và chuẩn bị chén nước mắm ngon nguyên chất cùng trái ớt hiểm nữa là xong. Còn gì thú vị bằng vào buổi trưa nắng khi ba đi làm đồng trở về trên bàn ăn đã có sẵn hai món ăn dân dã: thứ nhấm, thứ để ăn cơm.
Gắp miếng gỏi chùm ngây trộn tôm thịt chấm vào chén nước chấm tỏi ớt đưa lên miệng chậm rãi nhai. Vị béo của thịt, dai của tép hòa lẫn cùng mùi thơm đặc trưng của chùm ngây như lan tỏa vào khắp giác quan. Nhấp một cốc “đế” vào nữa thì thật sảng khoái…
Cuối cùng, để ba đừng bị “xót ruột”, má thường múc miếng nước canh chùm ngây nấu tép thịt cho vào chén để ba húp “giải nghễ”. Xúc miếng cơm có chan nước canh “lua” một hơi, ba gật đầu khen ngon là trên môi má nở nụ cười mãn nguyện...
Theo Thanh Tâm (báo Tuổi Trẻ)
Korean Air!