Chùa Kỳ Son là một ngôi chùa cổ tọa lạc tại ấp Sóc Rừng, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nằm cạnh con rạch Kỳ Son hiền hòa.
Theo các bậc cao niên, con rạch này lúc bấy giờ có rất nhiều kỳ đà, người Khmer gọi kỳ đà là Cần Son, người Kinh gọi là kỳ đà. Nên nhân dân lấy chữ Kỳ của kỳ đà và chữ Son của cần son ghép thành Kỳ Son.
Ngoài ra, trước đây con rạch này cũng có rất nhiều sen, nên còn được gọi với một tên khác là Prekchuk, có nghĩa là Rạch Sen. Đồng thời, trong khuôn viên chùa trồng nhiều hoa kiểng, nên chùa còn có tên là Salavemothien, tức chùa có nhiều hoa kiểng.
Năm 1812, xã Loan Mỹ chỉ có chùa Ba Phố, Hòa thượng Thạch E nhận thấy tín đồ đến chùa ngày càng đông, nên ông chọn vị trí ấp Sóc Rừng, xã Loan Tân, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ (nay là xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) xây một ngôi chùa trên phần đất 20.000m2 bằng cột gỗ, vách và mái bằng lá đơn sơ. Sau năm 1884, chùa được trùng tu lại bằng các vật liệu kiên cố, cột bằng gỗ danh mộc, vách ván, mái lợp ngói. Hiện nay, chùa gồm các hạng mục: cổng chùa, chánh điện, hotray (1), sala (2), giảng đường, nhà ăn, nhà bếp, nhà nghỉ của phật tử, cột cờ, phòng đọc sách, tháp cốt…hoà quyện vào nhau tạo cho chùa Kỳ Son trở thành một công trình kiến trúc đẹp.
Cổng chùa Kỳ Son được xây cao 7m theo kiểu Tam quan, nhưng chỉ có một lối ra vào. Phần dưới cổng co dạng hình hộp chữ nhật với 8 cột vuông chống mái, trên có tượng nữ thần Kayno (3) đỡ mái.
Tiếp giáp phần nóc cổng là tên chùa bằng tiếng Khmer “Salavemothien” có diềm hình rồng ở hai đầu hướng ra hai bên, mình rồng đắp nổi mặt thần Reahu (4) nuốt mặt trăng giải thích cho hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Sau cổng tam quan, là một quần thể kiến trúc liên hoàn được xây dựng trong diện tích rộng 20ha, trong đó nổi bật là chánh điện.
Chánh điện là công trình chính của chùa, nằm ở trung tâm khu di tích được xây trên nền cao, cửa chính quay theo hướng Đông – Tây, hai bên lối vào có tượng rắn năm đầu vươn cao hình rẻ quạt. Mái chánh điện lợp ngói vảy cá, vách xây tường, nền lót gạch bông, các cột hình trụ, trên đầu cột có hình Kayno, MahaKruốt (5) đỡ mái. Mái chánh điện chia làm 3 cấp, trên dốc từng cấp mái có thân rồng nằm thoải như đang trườn từ trên xuống, lưng rồng có vây hình tia lửa, đuôi cong vút lên cao thẳng gốc với thân như một ngà voi lớn. Các đầu hồi xây bằng xi măng. Đầu hồi hướng đông đắp nổi hoa sen, bánh xe luân hồi, lộng năm tầng, hai bên có hoa văn dây cuộn. Đầu hồi hướng Tây đắp nổi hình chư thiên toạ toà sen, dây cuộn hình sóng nước. Đầu hồi hướng Nam và Bắc đắp nổi tượng Reahu. Lối kiến trúc này đã tạo nên sự chuyển động phong phú và phóng khoáng nhưng không kém phần tinh tế, bay bổng.
Chùa Kỳ Son theo Phật giáo Nam tông, nên thờ Phật Thích Ca là chủ yếu. Đặc biệt, có ba tượng Phật bằng gỗ, có niên đại vào cuối thế kỷ XIX, trong tư thế đứng trên toà sen, sơn son thếp vàng rực rỡ. Xung quanh tường có các bức tranh miêu tả sự tích Đức phật Thích Ca và con đường Người đạt thành chính quả và nhiều bức tranh cổ tích được vẽ trong khuôn hình chữ nhật, trang trí nhiều lớp hoa văn dây lá cuộn, bông đọt chanh, cánh sen… kể về Thần Nôrê nhiều tay cởi chim, Hanôman cứu nàng Xêđa, nàng Mêkhaha tay cầm viên ngọc, chằng Ramasua cầm búa…Tầng trên chánh điện cũng có thờ tượng Phật Thích Ca cao 3m, trên bệ tượng có hoa sen với ba lớp cánh như hình ngọn lửa xếp lớp xấp, lớp ngửa cùng nhiều lớp hoa cách điệu khác được đặt trên một ngai nhiều tầng. Chùa Kỳ Son được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử Quốc gia vào năm 2007.
Cũng như nhiều chùa Khmer khác ở tỉnh Vĩnh Long, hàng năm chùa Kỳ Son đều tổ chức các hoạt động lễ hội mang tính dân tộc truyền thống như: Tết cổ truyền CholChnamThmay vào ngày 13 đến 15/4 dương lịch, lễ Sendolta diễn ra vào ngày 29 – 30/8 âm lịch, lễ OkOmbok được tổ chức vào ngày trăng tròn 15/10 âm lịch và nhiều lễ hội tôn giáo khác. Chùa Kỳ Son là một công trình kiến trúc có giá trị văn hóa nghệ thuật trải qua 200 năm, bên cạnh chức năng là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của các tín đồ phật tử và nhân dân quanh vùng, chùa còn là bức tranh với lối kiến trúc tổng thể đẹp, hài hòa để mọi người chiêm ngưỡng và cần bảo tồn, phát huy giá trị cho hôm nay và mai sau.
* Ghi chú:
1. Hotray: Thư viện, nơi lưu giữ kinh Phật.
2. Sala: nơi tiếp khách, hội họp.
3. Thần Kayno: vị nữ thần nửa người, nửa chim.
4. Thần Reahu: vị thần có vẻ mặt hung dữ, là khởi nguồn truyền thuyết nhật thực, nguyệt thực của đồng bào Khmer.
5. MahaKruốt: Chim thần MahaKruốt.
Theo Minh Xuân (SVHTT tỉnh Vĩnh Long), ảnh Tống Phước Hiệp Vĩnh Long
Vé máy bay đi singapore!
Theo các bậc cao niên, con rạch này lúc bấy giờ có rất nhiều kỳ đà, người Khmer gọi kỳ đà là Cần Son, người Kinh gọi là kỳ đà. Nên nhân dân lấy chữ Kỳ của kỳ đà và chữ Son của cần son ghép thành Kỳ Son.
Ngoài ra, trước đây con rạch này cũng có rất nhiều sen, nên còn được gọi với một tên khác là Prekchuk, có nghĩa là Rạch Sen. Đồng thời, trong khuôn viên chùa trồng nhiều hoa kiểng, nên chùa còn có tên là Salavemothien, tức chùa có nhiều hoa kiểng.
Năm 1812, xã Loan Mỹ chỉ có chùa Ba Phố, Hòa thượng Thạch E nhận thấy tín đồ đến chùa ngày càng đông, nên ông chọn vị trí ấp Sóc Rừng, xã Loan Tân, quận Trà Ôn, tỉnh Cần Thơ (nay là xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) xây một ngôi chùa trên phần đất 20.000m2 bằng cột gỗ, vách và mái bằng lá đơn sơ. Sau năm 1884, chùa được trùng tu lại bằng các vật liệu kiên cố, cột bằng gỗ danh mộc, vách ván, mái lợp ngói. Hiện nay, chùa gồm các hạng mục: cổng chùa, chánh điện, hotray (1), sala (2), giảng đường, nhà ăn, nhà bếp, nhà nghỉ của phật tử, cột cờ, phòng đọc sách, tháp cốt…hoà quyện vào nhau tạo cho chùa Kỳ Son trở thành một công trình kiến trúc đẹp.
Cổng chùa Kỳ Son được xây cao 7m theo kiểu Tam quan, nhưng chỉ có một lối ra vào. Phần dưới cổng co dạng hình hộp chữ nhật với 8 cột vuông chống mái, trên có tượng nữ thần Kayno (3) đỡ mái.
Tiếp giáp phần nóc cổng là tên chùa bằng tiếng Khmer “Salavemothien” có diềm hình rồng ở hai đầu hướng ra hai bên, mình rồng đắp nổi mặt thần Reahu (4) nuốt mặt trăng giải thích cho hiện tượng nhật thực, nguyệt thực. Sau cổng tam quan, là một quần thể kiến trúc liên hoàn được xây dựng trong diện tích rộng 20ha, trong đó nổi bật là chánh điện.
Chánh điện là công trình chính của chùa, nằm ở trung tâm khu di tích được xây trên nền cao, cửa chính quay theo hướng Đông – Tây, hai bên lối vào có tượng rắn năm đầu vươn cao hình rẻ quạt. Mái chánh điện lợp ngói vảy cá, vách xây tường, nền lót gạch bông, các cột hình trụ, trên đầu cột có hình Kayno, MahaKruốt (5) đỡ mái. Mái chánh điện chia làm 3 cấp, trên dốc từng cấp mái có thân rồng nằm thoải như đang trườn từ trên xuống, lưng rồng có vây hình tia lửa, đuôi cong vút lên cao thẳng gốc với thân như một ngà voi lớn. Các đầu hồi xây bằng xi măng. Đầu hồi hướng đông đắp nổi hoa sen, bánh xe luân hồi, lộng năm tầng, hai bên có hoa văn dây cuộn. Đầu hồi hướng Tây đắp nổi hình chư thiên toạ toà sen, dây cuộn hình sóng nước. Đầu hồi hướng Nam và Bắc đắp nổi tượng Reahu. Lối kiến trúc này đã tạo nên sự chuyển động phong phú và phóng khoáng nhưng không kém phần tinh tế, bay bổng.
Chùa Kỳ Son theo Phật giáo Nam tông, nên thờ Phật Thích Ca là chủ yếu. Đặc biệt, có ba tượng Phật bằng gỗ, có niên đại vào cuối thế kỷ XIX, trong tư thế đứng trên toà sen, sơn son thếp vàng rực rỡ. Xung quanh tường có các bức tranh miêu tả sự tích Đức phật Thích Ca và con đường Người đạt thành chính quả và nhiều bức tranh cổ tích được vẽ trong khuôn hình chữ nhật, trang trí nhiều lớp hoa văn dây lá cuộn, bông đọt chanh, cánh sen… kể về Thần Nôrê nhiều tay cởi chim, Hanôman cứu nàng Xêđa, nàng Mêkhaha tay cầm viên ngọc, chằng Ramasua cầm búa…Tầng trên chánh điện cũng có thờ tượng Phật Thích Ca cao 3m, trên bệ tượng có hoa sen với ba lớp cánh như hình ngọn lửa xếp lớp xấp, lớp ngửa cùng nhiều lớp hoa cách điệu khác được đặt trên một ngai nhiều tầng. Chùa Kỳ Son được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử Quốc gia vào năm 2007.
Cũng như nhiều chùa Khmer khác ở tỉnh Vĩnh Long, hàng năm chùa Kỳ Son đều tổ chức các hoạt động lễ hội mang tính dân tộc truyền thống như: Tết cổ truyền CholChnamThmay vào ngày 13 đến 15/4 dương lịch, lễ Sendolta diễn ra vào ngày 29 – 30/8 âm lịch, lễ OkOmbok được tổ chức vào ngày trăng tròn 15/10 âm lịch và nhiều lễ hội tôn giáo khác. Chùa Kỳ Son là một công trình kiến trúc có giá trị văn hóa nghệ thuật trải qua 200 năm, bên cạnh chức năng là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo của các tín đồ phật tử và nhân dân quanh vùng, chùa còn là bức tranh với lối kiến trúc tổng thể đẹp, hài hòa để mọi người chiêm ngưỡng và cần bảo tồn, phát huy giá trị cho hôm nay và mai sau.
* Ghi chú:
1. Hotray: Thư viện, nơi lưu giữ kinh Phật.
2. Sala: nơi tiếp khách, hội họp.
3. Thần Kayno: vị nữ thần nửa người, nửa chim.
4. Thần Reahu: vị thần có vẻ mặt hung dữ, là khởi nguồn truyền thuyết nhật thực, nguyệt thực của đồng bào Khmer.
5. MahaKruốt: Chim thần MahaKruốt.
Theo Minh Xuân (SVHTT tỉnh Vĩnh Long), ảnh Tống Phước Hiệp Vĩnh Long
Vé máy bay đi singapore!