(BBĐ) - Đến thôn Trinh Tường (xã Bình Tường, huyện Tây Sơn), con sông Côn hiệp nước từ suối Ba La từ Đồng Tre chảy ra, trước khi tiếp tục xuôi dòng để gặp nguồn Đá Hàng đổ xuống.
< Suối Ba La - Đồng Tre
Kỳ 7: Ghi dấu lưu dân
Giữa hai nguồn nước này, bên phía tả trạch sông Côn, thuộc địa phận xã Bình Tường, có một hòn núi tục gọi hòn Dũng (tên chữ Hợi Sơn). Núi tuy không cao, nhưng theo chuyện kể, lại là nơi lưu giữ dấu tích một ngôi chùa đã có từ rất sớm.
Người địa phương gọi hòn Hợi Sơn là hòn Dũng. Không xa ngọn núi này, phía bên kia sông Đá Hàng, có từ đường của danh tướng nhà Tây Sơn Võ Văn Dũng.
< Ngã ba sông, nơi sông Đá Hàng hiệp nước với sông Côn.
Tuy nhiên, phải chăng, hòn Dũng chỉ là cách phát âm địa phương của tên địa danh là hòn Vũng. Vì theo “Đại Nam nhất thống chí” (triều Nguyễn), trên núi này từng có một cái hồ, chu vi chừng một dặm, bốn mùa không cạn nước.
Dấu chùa xưa trên đỉnh núi
Đến xã Bình Tường, hỏi đường lên chùa Thiên Thai, ai cũng biết. Đường lên núi khá dốc, đầy gai. Phần do lạc, phần do đã quá chồn chân sau mấy hành trình “thượng sơn” trước đó, nên chúng tôi phải mất non tiếng đồng hồ đi bộ, mới đến được rẫy của ông Phan Đình Tân, một người dân xóm Hoà Khánh, thôn Hoà Hiệp, lên đây làm rẫy trồng bắp và chuối.
Những lát cắt nhanh qua con đường mòn vốn đã quen thuộc, sau mươi phút, ông Tân chỉ tay vào một…bụi cây um tùm mà bảo: “Đây là chùa xưa!”. Hoá ra, đấy là dấu tích còn lại của móng chùa, nay đã đổ sụp, trên lấp đầy bởi cây dại và cỏ gai.
Đi men dọc dấu móng, sau những nhát rựa phát cây dại của ông Tân, chúng tôi dần mường tượng ra quy mô của chùa. Hoá ra, chùa khá lớn, toà ngang dãy dọc, cạnh mỗi công trình dễ đến cả chục mét. Tất cả, nay chỉ còn dấu móng, cùng vài mảng gạch đổ sụp, chơi vơi dưới chân đi, lấp lên bằng những bụi cây ken dày cao cả mét.
Cách móng chùa khoảng 30m, dưới một lùm cây dại khác, là dấu tích của giếng chùa. Giếng lạng đã lâu, nên không ra hình dáng gì, chỉ còn nhận ra bằng vài dấu gạch bao quanh một hốc đất. Cách giếng hơn chục mét, có hai khối đá khổng lồ, như được bàn tay ai đó xếp dựng vào nhau thành hình chữ A. Người địa phương gọi đây là hòn Dinh.
< Một góc móng chùa xưa.
Khuôn viên chùa xưa hẳn rất rộng, có vườn, cây trái và những đoạn ruộng trũng, có lẽ là dấu một hồ nước. Cây trái vườn chùa nay đã thành cây rừng, cành lá mịt mùng. Chỉ còn đôi cây thị, cây khế, gốc vú sữa, cây sung cổ thụ, nay vẫn rải rác giữa những tán cây dại, như những chứng nhân còn lại của cảnh trí xưa.
Ông Tân kể: “Hồi nhỏ, tôi hay đi chăn bò dưới chân núi, rồi lên đây chơi, thì cảnh chùa vẫn còn rất quy mô, xung quanh có cây trái, giếng nước tuy cạn mà mát và trong. Uốn lượn quanh chùa là dòng suối nhỏ, gần có thác nước nhỏ, xa có thác lớn, rất đẹp. Vậy rồi chiến tranh đã làm sụp đổ hết. Sau lại có người lên đây chặt cây trái, nên giờ chỉ còn thế này”.
Theo chân ông Tân đi men núi, tìm con suối xưa. Suối vẫn đấy, thác nước tuôn từ nguồn, nước men dưới gốc một cây sung cổ thụ, trông như một bonsai khổng lồ do thiên nhiên tạo tác. Suối len lỏi dưới những tán cây hoang dại, như một nàng công chúa hãy còn ngủ quên giữa núi rừng. Theo người địa phương, sau thác nước này, còn một thác nước lớn hơn, gần hang Chóp Vung trên đỉnh núi. Có điều, đã lâu, ngay người làm rẫy trên núi cũng ít khi nào dám lên đấy….
< Ông Phan Đình Tân, người dẫn đường cho chúng tôi tìm dấu chùa xưa.
Hoá ra, ở hang Chóp Vung, theo truyền tụng của những người dân sống dưới chân núi, vẫn còn một cặp rắn dài tới 7m, thân to như đầu người, đen bóng. Những vết lằn do rắn bò để lại trên cỏ trong núi thì nhiều người đã thấy. Năm ngoái, có người lên núi, gặp lúc rắn bò ngang đường. Có người còn nhặt được đoạn da rắn vừa lột xong, mang về, trải ra to như chiếc chiếu. Có người thử vào hang, đi độ hai mét, thấy dấu rắn bò trên đá nhẵn thín, vội quay ra. Có điều, đôi rắn này không bao giờ tấn công con người, chỉ thi thoảng; trước đây đã lâu, có một vài con bê của người dân thả trên núi tự dưng biến mất.
Những câu chuyện ấy làm cho hòn Dũng mang thêm vẻ huyền bí. Nhưng có lẽ, cũng chỉ đủ hù doạ những kẻ nhát gan như… chúng tôi. Bởi có những người hám lợi, đã thủ ớt bột, lưới, tính hun khói hang; thậm chí, mang thuốc nổ lên tận hang, hòng bắt rắn. Nhưng lên đến nơi thì họ lại bỏ về, vì… cũng đâm sợ.
Chuyện cất trong lòng núi
Người gợi ý cho chúng tôi theo dấu Thiên Thai Tự là nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nhân (Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Dân gian thuộc Hội VHNT tỉnh Bình Định). Ông Nhân, cách đây hơn chục năm, cũng từng lên Thiên Thai Tự và sau đó, được một vị sư ở Thiên Tôn Tự kể cho nghe câu chuyện về Thiên Thai Tự được ghi trong Phật phả của chùa (bản Phật phả này, theo tìm hiểu của ông Nhân, thì đã được đem vào chùa Thiên Thai ở Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu và hiện không biết còn lưu giữ được hay không).
Theo chuyện này, thì sau khi nhà Trần lên ngôi, vai trò của trí thức Phật giáo trở nên nhạt dần. Trước tình thế ấy, Lý Quốc Hoài, một cao tăng họ Lý, tinh thông võ nghệ, cùng một số hiền hữu đi về phía Nam. Tại vùng phía Nam thành Đồ Bàn, với sự giúp đỡ của người dân bản địa, họ mở lối lên đỉnh hòn Dũng lập chùa, đặt tên là Thiên Thai Tự.
< Cây da cổ thụ trong khuôn viên chùa.
Để chống sơn lam chướng khí, đạo tặc và thú dữ, các nhà sư thường xuyên tập côn quyền, rèn luyện khí công. Những năm trước ngày Tây Sơn Tam Kiệt dấy nghĩa, Thiên Thai Tự là nơi âm thầm rèn luyện võ nghệ cho biết bao anh hùng hảo hán trong vùng. Các tướng lĩnh Tây Sơn nổi tiếng như Võ Văn Dũng, Lê Văn Hưng, Phan Văn Lân… đều từng là môn sinh của ngôi chùa này. Trong kháng chiến, chùa bị máy bay địch bắn phá nên đổ nát tan hoang.
Lần theo chỉ dẫn của ông Nguyễn Xuân Nhân, chúng tôi tìm hiểu thêm và được biết, tổ đình Thiên Thai ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện toạ lạc dưới châu núi Dinh Cố (xã Tam An, huyện Long Điền) chính là do sư tổ Huệ Đăng tạo dựng từ năm 1922.
Sư tổ Huệ Đăng tên thật là Lê Quang Hoà, sinh năm 1873, tại Tây Sơn, trong một gia đình Nho học. Thân phụ Ngài là một nhà Nho, nên Ngài đã được thụ giáo từ khi lên 5 tuổi. Năm 7 tuổi, Ngài được vào học trường huyện, sau một thời gian chuyển lên học trường tỉnh. Sau khi vua Hàm Nghi xuất bôn và xuống chiếu Cần Vương, Ngài xếp bút nghiên, gia nhập hàng ngũ nghĩa quân Bình Định của Mai Xuân Thưởng, Bùi Điều. Nghĩa quân Cần Vương bị đàn áp, Ngài lánh nạn vào vùng Bà Rịa.
Năm 1905, Ngài vào núi Dinh Cố, khai phá Thạch động, đặt tên là Động Thiên Thai và xây dựng chùa Thiên Thai ở chân núi. Hoài niệm cứu nước vẫn canh cánh trong lòng, Ngài đã đào tạo được nhiều tăng ni yêu nước. Ngài cũng là người lập chùa Thiên Tôn ở chân núi ông Đốc (xã Bình Tường) và viên tịch tại đây năm 1953. Bảo tháp của sư Huệ Đăng được xây dựng trên sườn núi cạnh chùa. Điều thú vị nữa là, sư tổ Huệ Đăng vốn quen biết cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồi đầu mới dựng chùa, cụ Phó bảng từng ghé Bà Rịa - Vũng Tàu và ở lại chùa Thiên Thai một đêm để đàm đạo với sư Huệ Đăng. Phải chăng, sư tổ Huệ Đăng là người kế thừa truyền thống Thiên Thai Tự và lập chùa Thiên Thai ở Bà Rịa - Vũng Tàu; sau đó, quay lại quê nhà khôi phục chùa xưa ở địa điểm mới?
Câu chuyện về Thiên Thai Tự, hẳn nhiên, có thể cũng chỉ là truyền tụng. Chuyện buộc ta phải đặt câu hỏi, nhất là khi “Đại Nam nhất thống chí” triều Nguyễn, tuy đã khảo sát rất nhiều di tích ở Bình Định, trong đó, có khảo tả về hòn Dũng, nhưng không hề đề cập đến Thiên Thai Tự. Dấu móng chùa xưa với vật liệu khá mới, cho thấy, nếu chuyện truyền tụng là sự thật, thì dấu tích còn lại cũng chỉ là của một kiến trúc được xây dựng sau này; còn kiến trúc cũ đã mất từ lâu. Dẫu vậy, sau lớp vỏ của truyền tụng, ta vẫn có thể chắt lọc ra một ít sự thực, rằng phải chăng, những câu chuyện ấy phần nào ánh xạ hành trình di dân của người Việt đến từ phía Bắc trong buổi đầu.
< Hòn Dinh là hai tảng đá khổng lồ chắp vào nhau.
Thử hình dung con đường của những lưu dân
Ngồi trên đỉnh hòn Dũng, nhìn về phía sông Côn, hai bên sông là những thôn làng bình yên của vùng đất từng là chốn “thang mộc” của nhà Tây Sơn.
Kết liền chuyện kể với sự thực lịch sử, rằng sông Côn từng là con đường giao thương quan trọng trao đổi phẩm vật trên rừng dưới biển “Ai về nhắn với nậu nguồn/ mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Rằng đầu nguồn sông, từng có một giai đoạn phát triển khá mạnh mẽ và sớm trở thành trung tâm của cả một vùng mà bằng chứng là số lượng trống đồng như những biểu trưng quyền lực, đã được tìm thấy nhiều ở Vĩnh Thạnh. Sông Côn cũng là dòng sông chuyên chở các sản phẩm gốm Chăm từ những lò gốm ven sông ra thương cảng Thị Nại để xuất sang các nước Đông Nam Á. Vậy thì, hẳn nhiên, trong quá trình tụ cư lên vùng đất mới, cư dân người Việt đã “để mắt” và định cư bên con đường giao thương quan trọng và sầm uất này. Quá trình tụ cư ấy gắn với dòng chảy dòng sông Côn và đã có từ sớm, chứ không phải đợi đến năm 1471, với vai trò của vua Lê Thánh Tông.
Kẻ Thử (Phù Cát), theo gia phả còn lưu tại từ đường Nhị thập tứ tộc (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát) là nơi 24 dòng họ đầu tiên từ phía Bắc đặt chân định cư vùng đất Bình Định. Theo một nhà nghiên cứu, bản đồ xưa 1774 gọi Kẻ Thử là “cửa Nước Mặn sâu” và “Cửa Nước Mặn là Chiêm Thành cảng danh tiếng từng đón toán quân Toa Đô đổ bộ lên, từng để cho Marco Polo ghé thuyền vào, cửa đó là của nhánh lớn sông Côn chạy thẳng ra biển”. Kẻ Thử đã sớm sầm uất trong buổi đầu ấy. Từ Kẻ Thử, cư dân người Việt ngược theo sông, đến Phú Đa, Đập Đá, An Vinh, An Thái, Kiên Thành... Bước chân di trú ngày càng tiến xa lên vùng thượng nguồn sông Côn với các đầu nguồn Phương Kiệu, Cửu An là “ấp Tây Sơn do người Việt lập ra đầu tiên ở Tây Sơn thượng đạo đã thành cơ sở trồng lúa nước sớm nhất và tốt nhất ở đây” (Nguyễn Quang Ngọc, Phan Đại Doãn).
< Suối và cây tuy đã hoang vu nhưng vẫn mang dáng dấp một tiểu cảnh khổng lồ trong khuôn viên chùa.
Quá trình này phát triển ngày càng mạnh, đặc biệt sau năm 1471. Sự hưng thịnh của Nước Mặn, với vai trò của người Minh Hương, đã kéo theo sự phát triển của thị tứ An Thái. Đến năm 1578, khi chúa Nguyễn đặt nền hành chính đầu tiên trên đất Tuy Viễn, thì hẳn đã dựa trên cơ sở là sự phát triển khá mạnh của những thị tứ và vùng đất ven sông Côn.
Do thấy được tiềm lực của vùng ven hai bên sông Côn, nên dựng cờ khởi nghĩa, ba anh em Tây Sơn đã nhanh chóng nắm lấy và chọn vùng đầu nguồn Phương Kiệu làm chỗ dựa, từ đó, phát triển vật lực, nhân lực để mở rộng dần, tiến sâu xuống chiếm lĩnh dải đồng bằng dọc sông Côn.
* * *
“Cổ tự thu mai hoàng diệp lý/ Tiên triều tăng lão bạch vân trung (Thu mới lá vàng che cổ tự/ Triều xưa mây trắng lão sư ông - thơ Nguyễn Du). Ngâm câu thơ cũ, hoài vọng mái chùa xưa, cũng là để tri ân những bước chân tiền nhân đã vượt qua bao gian truân, thử thách, để định cư nơi vùng đất mới…
Theo Viết Thọ-Hoài Thu-Văn Trang (Báo Bình Định)
Korean Air!
< Suối Ba La - Đồng Tre
Kỳ 7: Ghi dấu lưu dân
Giữa hai nguồn nước này, bên phía tả trạch sông Côn, thuộc địa phận xã Bình Tường, có một hòn núi tục gọi hòn Dũng (tên chữ Hợi Sơn). Núi tuy không cao, nhưng theo chuyện kể, lại là nơi lưu giữ dấu tích một ngôi chùa đã có từ rất sớm.
Người địa phương gọi hòn Hợi Sơn là hòn Dũng. Không xa ngọn núi này, phía bên kia sông Đá Hàng, có từ đường của danh tướng nhà Tây Sơn Võ Văn Dũng.
< Ngã ba sông, nơi sông Đá Hàng hiệp nước với sông Côn.
Tuy nhiên, phải chăng, hòn Dũng chỉ là cách phát âm địa phương của tên địa danh là hòn Vũng. Vì theo “Đại Nam nhất thống chí” (triều Nguyễn), trên núi này từng có một cái hồ, chu vi chừng một dặm, bốn mùa không cạn nước.
Dấu chùa xưa trên đỉnh núi
Đến xã Bình Tường, hỏi đường lên chùa Thiên Thai, ai cũng biết. Đường lên núi khá dốc, đầy gai. Phần do lạc, phần do đã quá chồn chân sau mấy hành trình “thượng sơn” trước đó, nên chúng tôi phải mất non tiếng đồng hồ đi bộ, mới đến được rẫy của ông Phan Đình Tân, một người dân xóm Hoà Khánh, thôn Hoà Hiệp, lên đây làm rẫy trồng bắp và chuối.
Những lát cắt nhanh qua con đường mòn vốn đã quen thuộc, sau mươi phút, ông Tân chỉ tay vào một…bụi cây um tùm mà bảo: “Đây là chùa xưa!”. Hoá ra, đấy là dấu tích còn lại của móng chùa, nay đã đổ sụp, trên lấp đầy bởi cây dại và cỏ gai.
Đi men dọc dấu móng, sau những nhát rựa phát cây dại của ông Tân, chúng tôi dần mường tượng ra quy mô của chùa. Hoá ra, chùa khá lớn, toà ngang dãy dọc, cạnh mỗi công trình dễ đến cả chục mét. Tất cả, nay chỉ còn dấu móng, cùng vài mảng gạch đổ sụp, chơi vơi dưới chân đi, lấp lên bằng những bụi cây ken dày cao cả mét.
Cách móng chùa khoảng 30m, dưới một lùm cây dại khác, là dấu tích của giếng chùa. Giếng lạng đã lâu, nên không ra hình dáng gì, chỉ còn nhận ra bằng vài dấu gạch bao quanh một hốc đất. Cách giếng hơn chục mét, có hai khối đá khổng lồ, như được bàn tay ai đó xếp dựng vào nhau thành hình chữ A. Người địa phương gọi đây là hòn Dinh.
< Một góc móng chùa xưa.
Khuôn viên chùa xưa hẳn rất rộng, có vườn, cây trái và những đoạn ruộng trũng, có lẽ là dấu một hồ nước. Cây trái vườn chùa nay đã thành cây rừng, cành lá mịt mùng. Chỉ còn đôi cây thị, cây khế, gốc vú sữa, cây sung cổ thụ, nay vẫn rải rác giữa những tán cây dại, như những chứng nhân còn lại của cảnh trí xưa.
Ông Tân kể: “Hồi nhỏ, tôi hay đi chăn bò dưới chân núi, rồi lên đây chơi, thì cảnh chùa vẫn còn rất quy mô, xung quanh có cây trái, giếng nước tuy cạn mà mát và trong. Uốn lượn quanh chùa là dòng suối nhỏ, gần có thác nước nhỏ, xa có thác lớn, rất đẹp. Vậy rồi chiến tranh đã làm sụp đổ hết. Sau lại có người lên đây chặt cây trái, nên giờ chỉ còn thế này”.
Theo chân ông Tân đi men núi, tìm con suối xưa. Suối vẫn đấy, thác nước tuôn từ nguồn, nước men dưới gốc một cây sung cổ thụ, trông như một bonsai khổng lồ do thiên nhiên tạo tác. Suối len lỏi dưới những tán cây hoang dại, như một nàng công chúa hãy còn ngủ quên giữa núi rừng. Theo người địa phương, sau thác nước này, còn một thác nước lớn hơn, gần hang Chóp Vung trên đỉnh núi. Có điều, đã lâu, ngay người làm rẫy trên núi cũng ít khi nào dám lên đấy….
< Ông Phan Đình Tân, người dẫn đường cho chúng tôi tìm dấu chùa xưa.
Hoá ra, ở hang Chóp Vung, theo truyền tụng của những người dân sống dưới chân núi, vẫn còn một cặp rắn dài tới 7m, thân to như đầu người, đen bóng. Những vết lằn do rắn bò để lại trên cỏ trong núi thì nhiều người đã thấy. Năm ngoái, có người lên núi, gặp lúc rắn bò ngang đường. Có người còn nhặt được đoạn da rắn vừa lột xong, mang về, trải ra to như chiếc chiếu. Có người thử vào hang, đi độ hai mét, thấy dấu rắn bò trên đá nhẵn thín, vội quay ra. Có điều, đôi rắn này không bao giờ tấn công con người, chỉ thi thoảng; trước đây đã lâu, có một vài con bê của người dân thả trên núi tự dưng biến mất.
Những câu chuyện ấy làm cho hòn Dũng mang thêm vẻ huyền bí. Nhưng có lẽ, cũng chỉ đủ hù doạ những kẻ nhát gan như… chúng tôi. Bởi có những người hám lợi, đã thủ ớt bột, lưới, tính hun khói hang; thậm chí, mang thuốc nổ lên tận hang, hòng bắt rắn. Nhưng lên đến nơi thì họ lại bỏ về, vì… cũng đâm sợ.
Chuyện cất trong lòng núi
Người gợi ý cho chúng tôi theo dấu Thiên Thai Tự là nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nhân (Chi hội trưởng Chi hội Văn nghệ Dân gian thuộc Hội VHNT tỉnh Bình Định). Ông Nhân, cách đây hơn chục năm, cũng từng lên Thiên Thai Tự và sau đó, được một vị sư ở Thiên Tôn Tự kể cho nghe câu chuyện về Thiên Thai Tự được ghi trong Phật phả của chùa (bản Phật phả này, theo tìm hiểu của ông Nhân, thì đã được đem vào chùa Thiên Thai ở Bà Rịa - Vũng Tàu từ lâu và hiện không biết còn lưu giữ được hay không).
Theo chuyện này, thì sau khi nhà Trần lên ngôi, vai trò của trí thức Phật giáo trở nên nhạt dần. Trước tình thế ấy, Lý Quốc Hoài, một cao tăng họ Lý, tinh thông võ nghệ, cùng một số hiền hữu đi về phía Nam. Tại vùng phía Nam thành Đồ Bàn, với sự giúp đỡ của người dân bản địa, họ mở lối lên đỉnh hòn Dũng lập chùa, đặt tên là Thiên Thai Tự.
< Cây da cổ thụ trong khuôn viên chùa.
Để chống sơn lam chướng khí, đạo tặc và thú dữ, các nhà sư thường xuyên tập côn quyền, rèn luyện khí công. Những năm trước ngày Tây Sơn Tam Kiệt dấy nghĩa, Thiên Thai Tự là nơi âm thầm rèn luyện võ nghệ cho biết bao anh hùng hảo hán trong vùng. Các tướng lĩnh Tây Sơn nổi tiếng như Võ Văn Dũng, Lê Văn Hưng, Phan Văn Lân… đều từng là môn sinh của ngôi chùa này. Trong kháng chiến, chùa bị máy bay địch bắn phá nên đổ nát tan hoang.
Lần theo chỉ dẫn của ông Nguyễn Xuân Nhân, chúng tôi tìm hiểu thêm và được biết, tổ đình Thiên Thai ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện toạ lạc dưới châu núi Dinh Cố (xã Tam An, huyện Long Điền) chính là do sư tổ Huệ Đăng tạo dựng từ năm 1922.
Sư tổ Huệ Đăng tên thật là Lê Quang Hoà, sinh năm 1873, tại Tây Sơn, trong một gia đình Nho học. Thân phụ Ngài là một nhà Nho, nên Ngài đã được thụ giáo từ khi lên 5 tuổi. Năm 7 tuổi, Ngài được vào học trường huyện, sau một thời gian chuyển lên học trường tỉnh. Sau khi vua Hàm Nghi xuất bôn và xuống chiếu Cần Vương, Ngài xếp bút nghiên, gia nhập hàng ngũ nghĩa quân Bình Định của Mai Xuân Thưởng, Bùi Điều. Nghĩa quân Cần Vương bị đàn áp, Ngài lánh nạn vào vùng Bà Rịa.
Năm 1905, Ngài vào núi Dinh Cố, khai phá Thạch động, đặt tên là Động Thiên Thai và xây dựng chùa Thiên Thai ở chân núi. Hoài niệm cứu nước vẫn canh cánh trong lòng, Ngài đã đào tạo được nhiều tăng ni yêu nước. Ngài cũng là người lập chùa Thiên Tôn ở chân núi ông Đốc (xã Bình Tường) và viên tịch tại đây năm 1953. Bảo tháp của sư Huệ Đăng được xây dựng trên sườn núi cạnh chùa. Điều thú vị nữa là, sư tổ Huệ Đăng vốn quen biết cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồi đầu mới dựng chùa, cụ Phó bảng từng ghé Bà Rịa - Vũng Tàu và ở lại chùa Thiên Thai một đêm để đàm đạo với sư Huệ Đăng. Phải chăng, sư tổ Huệ Đăng là người kế thừa truyền thống Thiên Thai Tự và lập chùa Thiên Thai ở Bà Rịa - Vũng Tàu; sau đó, quay lại quê nhà khôi phục chùa xưa ở địa điểm mới?
Câu chuyện về Thiên Thai Tự, hẳn nhiên, có thể cũng chỉ là truyền tụng. Chuyện buộc ta phải đặt câu hỏi, nhất là khi “Đại Nam nhất thống chí” triều Nguyễn, tuy đã khảo sát rất nhiều di tích ở Bình Định, trong đó, có khảo tả về hòn Dũng, nhưng không hề đề cập đến Thiên Thai Tự. Dấu móng chùa xưa với vật liệu khá mới, cho thấy, nếu chuyện truyền tụng là sự thật, thì dấu tích còn lại cũng chỉ là của một kiến trúc được xây dựng sau này; còn kiến trúc cũ đã mất từ lâu. Dẫu vậy, sau lớp vỏ của truyền tụng, ta vẫn có thể chắt lọc ra một ít sự thực, rằng phải chăng, những câu chuyện ấy phần nào ánh xạ hành trình di dân của người Việt đến từ phía Bắc trong buổi đầu.
< Hòn Dinh là hai tảng đá khổng lồ chắp vào nhau.
Thử hình dung con đường của những lưu dân
Ngồi trên đỉnh hòn Dũng, nhìn về phía sông Côn, hai bên sông là những thôn làng bình yên của vùng đất từng là chốn “thang mộc” của nhà Tây Sơn.
Kết liền chuyện kể với sự thực lịch sử, rằng sông Côn từng là con đường giao thương quan trọng trao đổi phẩm vật trên rừng dưới biển “Ai về nhắn với nậu nguồn/ mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Rằng đầu nguồn sông, từng có một giai đoạn phát triển khá mạnh mẽ và sớm trở thành trung tâm của cả một vùng mà bằng chứng là số lượng trống đồng như những biểu trưng quyền lực, đã được tìm thấy nhiều ở Vĩnh Thạnh. Sông Côn cũng là dòng sông chuyên chở các sản phẩm gốm Chăm từ những lò gốm ven sông ra thương cảng Thị Nại để xuất sang các nước Đông Nam Á. Vậy thì, hẳn nhiên, trong quá trình tụ cư lên vùng đất mới, cư dân người Việt đã “để mắt” và định cư bên con đường giao thương quan trọng và sầm uất này. Quá trình tụ cư ấy gắn với dòng chảy dòng sông Côn và đã có từ sớm, chứ không phải đợi đến năm 1471, với vai trò của vua Lê Thánh Tông.
Kẻ Thử (Phù Cát), theo gia phả còn lưu tại từ đường Nhị thập tứ tộc (xã Cát Hưng, huyện Phù Cát) là nơi 24 dòng họ đầu tiên từ phía Bắc đặt chân định cư vùng đất Bình Định. Theo một nhà nghiên cứu, bản đồ xưa 1774 gọi Kẻ Thử là “cửa Nước Mặn sâu” và “Cửa Nước Mặn là Chiêm Thành cảng danh tiếng từng đón toán quân Toa Đô đổ bộ lên, từng để cho Marco Polo ghé thuyền vào, cửa đó là của nhánh lớn sông Côn chạy thẳng ra biển”. Kẻ Thử đã sớm sầm uất trong buổi đầu ấy. Từ Kẻ Thử, cư dân người Việt ngược theo sông, đến Phú Đa, Đập Đá, An Vinh, An Thái, Kiên Thành... Bước chân di trú ngày càng tiến xa lên vùng thượng nguồn sông Côn với các đầu nguồn Phương Kiệu, Cửu An là “ấp Tây Sơn do người Việt lập ra đầu tiên ở Tây Sơn thượng đạo đã thành cơ sở trồng lúa nước sớm nhất và tốt nhất ở đây” (Nguyễn Quang Ngọc, Phan Đại Doãn).
< Suối và cây tuy đã hoang vu nhưng vẫn mang dáng dấp một tiểu cảnh khổng lồ trong khuôn viên chùa.
Quá trình này phát triển ngày càng mạnh, đặc biệt sau năm 1471. Sự hưng thịnh của Nước Mặn, với vai trò của người Minh Hương, đã kéo theo sự phát triển của thị tứ An Thái. Đến năm 1578, khi chúa Nguyễn đặt nền hành chính đầu tiên trên đất Tuy Viễn, thì hẳn đã dựa trên cơ sở là sự phát triển khá mạnh của những thị tứ và vùng đất ven sông Côn.
Do thấy được tiềm lực của vùng ven hai bên sông Côn, nên dựng cờ khởi nghĩa, ba anh em Tây Sơn đã nhanh chóng nắm lấy và chọn vùng đầu nguồn Phương Kiệu làm chỗ dựa, từ đó, phát triển vật lực, nhân lực để mở rộng dần, tiến sâu xuống chiếm lĩnh dải đồng bằng dọc sông Côn.
* * *
“Cổ tự thu mai hoàng diệp lý/ Tiên triều tăng lão bạch vân trung (Thu mới lá vàng che cổ tự/ Triều xưa mây trắng lão sư ông - thơ Nguyễn Du). Ngâm câu thơ cũ, hoài vọng mái chùa xưa, cũng là để tri ân những bước chân tiền nhân đã vượt qua bao gian truân, thử thách, để định cư nơi vùng đất mới…
Theo Viết Thọ-Hoài Thu-Văn Trang (Báo Bình Định)
Korean Air!