(Tiếp theo và hết) - Thành Phố Thủ Dầu Một là thủ phủ của tỉnh Bình Dương, vai trò này bây giờ thuộc về Thành Phố Mới. Không biết vì sao lại có tên rất lạ, có người cho là vì nơi đây từng có một đồn lính thú dưới bóng một cây dầu. Phố Thủ rất thịnh vượng từ cuối thế kỷ 19 do vị trí gần với SG, một số người Hoa đã đến đây lập nghiệp từ lâu.
< Nhà Thờ Phú Cường ngay trung tâm đất Thủ, nhà thờ mới được xây lại, hình như vừa xong hồi đầu năm nay.
Họ mở nên các lò gốm sứ, từ đấy hình thành các lò gốm nổi tiếng với các sản phẩm chén bát, lu, vại... Nhờ có con sông Sài Gòn nên việc vận chuyển hàng hoá vô cùng thuận lợi mang sản phẩm đi khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Bây giờ các lò gốm nhỏ được quy hoạch vào các khu Công nghiệp, nhờ tiếp thu các kỷ thuật hiện đại nên gốm sứ Bình Dương đứng vững chắc trên thị trường, tiêu biểu có Gốm Sứ Minh Long.
< Chùa Bà thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (thực sự phải gọi là Miếu) do người Hoa dựng nên.
Hằng năm, sau Tết Nguyên Đán đến rằm tháng Giêng: nơi đây tổ chức Lễ Hội chùa Bà, rất đông người người chen chút nhau để vào dâng hương cúng bái; xe cộ chật cứng từ xa vài cây số. Ngày xưa con đường trước mặt chưa mở rộng như bây giờ, dòng người từ khắp nơi đổ về tràn ngập thị xã lúc đó. Rồi các đoàn Lân Sư thay nhau múa diểu hành trên đường phố thu hút biết bao du khách. Gần Chùa Bà có Miếu thờ Quan Công được gọi là Chùa Ông hay Chùa Ông Ngựa vì trước miếu có bức tượng ngựa.
< Các lò chén, lu vại ở Gò Đậu bây giờ không còn hoạt động nữa. Đây là vùng gò nên mặt đường cao hơn các nhà bên dưới.
Về chùa người Việt có chùa Hội Khánh rất cổ, hiện diện từ năm 1741, tuy vây mình chưa đến lần nào, thấy trên bàn đồ trước khi đi mình có coi qua. Liền chạy theo đường Yersin qua mất ngã rẽ vào chùa, chạy hoài không thấy đâu hết quay trở ra mà không biết mình đã đi lố. Mất dịp xem ngôi chùa cồ với tượng Phật nằm dài nhì Nam Bộ, dài nhất thuộc về chùa Vàm Ray Trà Vinh.
< Chợ Búng, cái tên nghe lạ há. Búng chứ không phải Bún.
< Sông Búng chảy ôm vùng trái cây nổi tiếng Lái Thiêu, giống con rạch hơn là sông.
Rời Thủ Dầu Một, bọn mình về hướng Lái Thiêu. Lái Thiêu thuộc TX Thuận An, nếu từ Bình Dương về bạn sẽ đến Búng cách Lái Thiêu vài km thôi. Chợ Búng nổi tiếng với đặc sản bánh bèo bì, bì được xắt nhuyển rắc lên bánh bèo. Ngoài ra còn có bì cuốn hay bún thịt nướng, tại đây có tiếng nhất là quán Mỹ Liên. Các bạn khi nào có dịp đến Búng nhớ thưởng thức món đặc sản này.
< Vườn trái cây Lái Thiêu.
Những ai sống ở SG lâu năm đều biết tiếng vườn trái cây Lái Thiêu cách SG chừng 17km. Đây là nơi thanh niên nam nữ trong các thập niên 70-80 thế kỷ trước chọn làm nơi dã ngoại khi hè đến. Mùa hè là mùa trái cây tại đây ngày trước có rất nhiều chủng loại như chôm chôm, dâu, sầu riêng và đặc biệt là măng cụt tại đây ngon nức tiếng.
< Khu Du lịch Cầu Ngang một thời vang bóng, bây giờ đìu hiu - thời oanh liệt còn đâu.
Vườn cây xanh mát, con đường dọc theo sông rạch dẫn ta đến các vườn cây trái xum xuê. Khu du lịch Cầu Ngang ra đời để đáp ứng nhu cầu lúc đó rồi sau này vì chính sách coi trọng hạt gạo hơn cây trái ăn chơi, rồi tâm lý chặt chém hình thành và nhiều lý do trời ơi khác nữa nên vườn cây ăn trái Lái Thiêu lụi tàn dần và đã biến mất một thời gian dài, bây giờ địa phương có ý định khôi phục lại xem ra rất khó lấy lại vị thế như ngày nào.
< Cầu Bình Nhâm, bên phải có Khu Du Lịch Dìn Ký: nơi từng xảy ra vụ lật thuyền trên sông Sài Gòn năm nào.
< Chợ Lái Thiêu xây lạị trên nền chợ cũ.
Con đường từ Lái Thiêu đến Thủ Dầu Một là con đường chính ngày xưa từ SG lên đất Thủ, trước khi người Mỹ làm lại QL13 như bây giờ. Con đường rất nên thơ chạy quanh co khi thì dọc bờ kinh rạch, khi thì qua các vườn cây bóng mát. Hồi còn nhỏ đến hè là bọn mình đi đến Lái Thiêu bằng xe đạp vậy mà lúc đó không thấy đường xa hay mệt nhọc gì. Bây giờ đi lại mình thường nhớ tới những kỷ niệm thuở học trò, hoài niệm chuyện cũ không biết có bạn nào có tâm trạng như mình không?
< Trên cầu chợ Lái Thiêu.
< Cầu Phú Long mới: qua bên đó là Thạnh Lộc - quận 12 - TP. HCM.
Qua khỏi chợ lài Thiêu một đoạn là ngã rẽ lên cầu Phú Long cũ, cầu Phú Long cũ là cầu sắt tàu hoả ngày xưa từng bị phá sập rồi khôi phục rồi lại sập... vì đây là cầu nối liền Bình Dương và Sài gòn. Một thời gian dài nó hư rất nặng, chỉ cho phép xe hai bánh lưu thông. Bây giờ cầu Phú Long mới đã được xây dựng góp phần tiện lợi cho lưu thông. Hiện tại cầu cũ bị đóng cửa để tu bổ gì đó nên phải đi qua cầu mới cách độ 1km.
< Bên kia là cầu sắt cũ.
< Ngã tư Ga có cầu vượt qua QL1 (xa lộ Đại Hàn cũ).
Qua khỏi cầu là về đến TP rồi, vào đường Hà Huy Giáp là đến Ngã Tư Ga do ngày trước là Ga xe lửa nên mới có tên đó. Đường Hà Huy Giáp bây giờ xe lưu thông đông đúc nhà cửa san sát... chả bù ngày xưa (lại ngày xưa) vào những ngày giáp Tết: ba mình hay dẫn mình sang đây mua nào là mai, quất... trồng rất nhiều tại đây. Khoảng năm 67-68 thế kỷ trước, gia đình Ngoại mình vì chiến sự ác liệt vùng Bình Mỹ đã được Ba Má mình đem về sinh sống tại An Nhơn Gò Vấp, cách bên An Phú Đông này bằng cây cầu An Lộc trên sông Vàm Thuật.
< Mũi tàu An Nhơn, qua khỏi chợ An Nhơn.
Năm 1968: Tết Mậu Thân, nơi đây diễn ra cuộc chiến ác liệt khi quân Giải phóng tấn công vào các trại, căn cứ quân SG. Năm đó gia đình mình ăn Tết tại An Nhơn và mắc kẹt tại đây. Về sau khi tình hình lắng dịu, gia đình mình trở về SG phải đi qua đây, băng qua những đoạn đường đầy xác người nằm la liệt thật hãi hùng và xót xa.
< Hàng rào tôn là khu Đài Liệt Sĩ, nay đang xây lại nên rào tôn.
Từ đây về nhà không còn xa nữa, vậy là kết thúc hơn nửa ngày từ SG lên Bình Dương rồi trở về theo 2 con đường cũ, 2 đường này không xa lạ gì với nhiều dân SG xưa. Tuy vậy mình muốn giới thiệu lại cho người đã biết cũng như chưa biết coi như giải trí trong ngày cuối tuần.
Cám ơn các bạn theo dõi, có thiếu sót xin được các bạn bổ sung. Xin chào và hẹn dịp khác, cám ơn.
< Công viên Gia Định: lá phổi xanh cho vùng này, ngày trước là sân gôn.
Vé máy bay đi Singapore!
< Nhà Thờ Phú Cường ngay trung tâm đất Thủ, nhà thờ mới được xây lại, hình như vừa xong hồi đầu năm nay.
Họ mở nên các lò gốm sứ, từ đấy hình thành các lò gốm nổi tiếng với các sản phẩm chén bát, lu, vại... Nhờ có con sông Sài Gòn nên việc vận chuyển hàng hoá vô cùng thuận lợi mang sản phẩm đi khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Bây giờ các lò gốm nhỏ được quy hoạch vào các khu Công nghiệp, nhờ tiếp thu các kỷ thuật hiện đại nên gốm sứ Bình Dương đứng vững chắc trên thị trường, tiêu biểu có Gốm Sứ Minh Long.
< Chùa Bà thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (thực sự phải gọi là Miếu) do người Hoa dựng nên.
Hằng năm, sau Tết Nguyên Đán đến rằm tháng Giêng: nơi đây tổ chức Lễ Hội chùa Bà, rất đông người người chen chút nhau để vào dâng hương cúng bái; xe cộ chật cứng từ xa vài cây số. Ngày xưa con đường trước mặt chưa mở rộng như bây giờ, dòng người từ khắp nơi đổ về tràn ngập thị xã lúc đó. Rồi các đoàn Lân Sư thay nhau múa diểu hành trên đường phố thu hút biết bao du khách. Gần Chùa Bà có Miếu thờ Quan Công được gọi là Chùa Ông hay Chùa Ông Ngựa vì trước miếu có bức tượng ngựa.
< Các lò chén, lu vại ở Gò Đậu bây giờ không còn hoạt động nữa. Đây là vùng gò nên mặt đường cao hơn các nhà bên dưới.
Về chùa người Việt có chùa Hội Khánh rất cổ, hiện diện từ năm 1741, tuy vây mình chưa đến lần nào, thấy trên bàn đồ trước khi đi mình có coi qua. Liền chạy theo đường Yersin qua mất ngã rẽ vào chùa, chạy hoài không thấy đâu hết quay trở ra mà không biết mình đã đi lố. Mất dịp xem ngôi chùa cồ với tượng Phật nằm dài nhì Nam Bộ, dài nhất thuộc về chùa Vàm Ray Trà Vinh.
< Chợ Búng, cái tên nghe lạ há. Búng chứ không phải Bún.
< Sông Búng chảy ôm vùng trái cây nổi tiếng Lái Thiêu, giống con rạch hơn là sông.
Rời Thủ Dầu Một, bọn mình về hướng Lái Thiêu. Lái Thiêu thuộc TX Thuận An, nếu từ Bình Dương về bạn sẽ đến Búng cách Lái Thiêu vài km thôi. Chợ Búng nổi tiếng với đặc sản bánh bèo bì, bì được xắt nhuyển rắc lên bánh bèo. Ngoài ra còn có bì cuốn hay bún thịt nướng, tại đây có tiếng nhất là quán Mỹ Liên. Các bạn khi nào có dịp đến Búng nhớ thưởng thức món đặc sản này.
< Vườn trái cây Lái Thiêu.
Những ai sống ở SG lâu năm đều biết tiếng vườn trái cây Lái Thiêu cách SG chừng 17km. Đây là nơi thanh niên nam nữ trong các thập niên 70-80 thế kỷ trước chọn làm nơi dã ngoại khi hè đến. Mùa hè là mùa trái cây tại đây ngày trước có rất nhiều chủng loại như chôm chôm, dâu, sầu riêng và đặc biệt là măng cụt tại đây ngon nức tiếng.
< Khu Du lịch Cầu Ngang một thời vang bóng, bây giờ đìu hiu - thời oanh liệt còn đâu.
Vườn cây xanh mát, con đường dọc theo sông rạch dẫn ta đến các vườn cây trái xum xuê. Khu du lịch Cầu Ngang ra đời để đáp ứng nhu cầu lúc đó rồi sau này vì chính sách coi trọng hạt gạo hơn cây trái ăn chơi, rồi tâm lý chặt chém hình thành và nhiều lý do trời ơi khác nữa nên vườn cây ăn trái Lái Thiêu lụi tàn dần và đã biến mất một thời gian dài, bây giờ địa phương có ý định khôi phục lại xem ra rất khó lấy lại vị thế như ngày nào.
< Cầu Bình Nhâm, bên phải có Khu Du Lịch Dìn Ký: nơi từng xảy ra vụ lật thuyền trên sông Sài Gòn năm nào.
< Chợ Lái Thiêu xây lạị trên nền chợ cũ.
Con đường từ Lái Thiêu đến Thủ Dầu Một là con đường chính ngày xưa từ SG lên đất Thủ, trước khi người Mỹ làm lại QL13 như bây giờ. Con đường rất nên thơ chạy quanh co khi thì dọc bờ kinh rạch, khi thì qua các vườn cây bóng mát. Hồi còn nhỏ đến hè là bọn mình đi đến Lái Thiêu bằng xe đạp vậy mà lúc đó không thấy đường xa hay mệt nhọc gì. Bây giờ đi lại mình thường nhớ tới những kỷ niệm thuở học trò, hoài niệm chuyện cũ không biết có bạn nào có tâm trạng như mình không?
< Trên cầu chợ Lái Thiêu.
< Cầu Phú Long mới: qua bên đó là Thạnh Lộc - quận 12 - TP. HCM.
Qua khỏi chợ lài Thiêu một đoạn là ngã rẽ lên cầu Phú Long cũ, cầu Phú Long cũ là cầu sắt tàu hoả ngày xưa từng bị phá sập rồi khôi phục rồi lại sập... vì đây là cầu nối liền Bình Dương và Sài gòn. Một thời gian dài nó hư rất nặng, chỉ cho phép xe hai bánh lưu thông. Bây giờ cầu Phú Long mới đã được xây dựng góp phần tiện lợi cho lưu thông. Hiện tại cầu cũ bị đóng cửa để tu bổ gì đó nên phải đi qua cầu mới cách độ 1km.
< Bên kia là cầu sắt cũ.
< Ngã tư Ga có cầu vượt qua QL1 (xa lộ Đại Hàn cũ).
Qua khỏi cầu là về đến TP rồi, vào đường Hà Huy Giáp là đến Ngã Tư Ga do ngày trước là Ga xe lửa nên mới có tên đó. Đường Hà Huy Giáp bây giờ xe lưu thông đông đúc nhà cửa san sát... chả bù ngày xưa (lại ngày xưa) vào những ngày giáp Tết: ba mình hay dẫn mình sang đây mua nào là mai, quất... trồng rất nhiều tại đây. Khoảng năm 67-68 thế kỷ trước, gia đình Ngoại mình vì chiến sự ác liệt vùng Bình Mỹ đã được Ba Má mình đem về sinh sống tại An Nhơn Gò Vấp, cách bên An Phú Đông này bằng cây cầu An Lộc trên sông Vàm Thuật.
< Mũi tàu An Nhơn, qua khỏi chợ An Nhơn.
Năm 1968: Tết Mậu Thân, nơi đây diễn ra cuộc chiến ác liệt khi quân Giải phóng tấn công vào các trại, căn cứ quân SG. Năm đó gia đình mình ăn Tết tại An Nhơn và mắc kẹt tại đây. Về sau khi tình hình lắng dịu, gia đình mình trở về SG phải đi qua đây, băng qua những đoạn đường đầy xác người nằm la liệt thật hãi hùng và xót xa.
< Hàng rào tôn là khu Đài Liệt Sĩ, nay đang xây lại nên rào tôn.
Từ đây về nhà không còn xa nữa, vậy là kết thúc hơn nửa ngày từ SG lên Bình Dương rồi trở về theo 2 con đường cũ, 2 đường này không xa lạ gì với nhiều dân SG xưa. Tuy vậy mình muốn giới thiệu lại cho người đã biết cũng như chưa biết coi như giải trí trong ngày cuối tuần.
Cám ơn các bạn theo dõi, có thiếu sót xin được các bạn bổ sung. Xin chào và hẹn dịp khác, cám ơn.
< Công viên Gia Định: lá phổi xanh cho vùng này, ngày trước là sân gôn.
Vé máy bay đi Singapore!