(Zing) - Trên hành trình bụi khám phá đất và người Tây Nguyên, chúng tôi ấn tượng mạnh với chữ tình ở nơi đây, thân thiện, cởi mở, nồng nàn. Mỗi lần nhắc đến Kon Tum là tôi muốn trở lại.
< Trời Tây Nguyên trong và xanh, đi giữa con đường đất đỏ, gió thổi rào rạt đem lại cảm giác sảng khoái, ấn tượng cho mỗi người.
Ngã ba biên giới
Chúng tôi từ Hà Nội vào, đi theo đường bộ đến Đà Nẵng, xuôi đường Hồ Chí Minh đến Kon Tum trong một đêm khuya, khi thành phố nhỏ vùng cao nguyên đã tắt đèn. Chị lễ tân khách sạn thấy bộ tứ con gái chúng tôi lếch thếch ba lô, túi xách vào nhận phòng mà ngạc nhiên lạ. Khi biết chúng tôi đến để khám phá đất và người Tây Nguyên bằng hành trình du lịch bụi, chị đi từ sự ngạc nhiên đến khâm phục và yêu mến.
Kon Tum là một tỉnh nghèo, nhưng nồng nàn tình cảm. Ngày biết chúng tôi có ý định đến Bờ Y, ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, nơi con gà cất tiếng gáy cả ba nước đều nghe thấy, một số người bạn mới quen ở Kon Tum hào hứng chia sẻ thông tin và giúp đỡ chúng tôi đi.
Từ thành phố Kon Tum đến Bờ Y phải đi một đoạn đường khá dài, chúng tôi may mắn được một anh đưa đi. Anh là Nguyễn Văn Chúng, chủ một doanh nghiệp tại địa phương. Chưa từng gặp nhau, chỉ qua giới thiệu của người quen, nhưng anh vẫn giúp đỡ nhiệt tình, bỏ thời gian, công sức lái xe đưa mấy đứa phượt thủ như chúng tôi đi. Xe của anh gầm thấp, mà đường lên ngã ba biên giới cao, dốc lại là đường đất đỏ, xe không thể bò lên được nữa, đành phải nằm một chỗ, cách cột mốc biên giới chừng 4 km. Anh quyết định đồng hành cùng chúng tôi trên đoạn đường còn lại. Cùng đi có anh bộ đội biên phòng Bờ Y, anh Hinh.
< Anh bộ đội biên phòng tên Hinh giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trên đường đi.
Giữa trưa nắng tháng 3, chúng tôi leo lên cột mốc với tinh thần hào hứng ban đầu, nhưng đi được chừng 20 phút, đôi chân mỏi nhừ, mồ hôi ướt đầm, quần áo chuyển sang màu đỏ của đất, tôi bắt đầu thở dốc, mệt thực sự. Anh Chúng cũng mồ hôi ướt đầm, anh cười động viên chúng tôi đi tiếp. Ngã ba biên giới mùa nắng tháng ba, đi được một đoạn chúng tôi lại thấy có ngọn lửa rực cháy ngay chân mình. Mùa hanh khô, nắng đến mức cỏ cây không chịu nổi nhiệt, cháy rừng khóm, rồi lan ra cả một vạt đường.
Còn hơn nửa chặng đường nữa, chúng tôi lấy sức sau một hồi, anh bộ đội biên phòng kể vài câu chuyện cười, mệt nhọc tan biến. Lết mãi đôi chân đã nhuộm màu đất, chúng tôi cũng đến được với ngã ba biên giới, thỏa mãn mọi ao ước mong đợi. Đứng từ trên đỉnh cột mốc phóng tầm mắt ra xa, thấy khung cảnh thật đẹp và hùng vĩ.
Cột mốc hình tam giác, có ghi tên nước trên mỗi mặt tam giác, cùng với tên nước là bậc cầu thang đi xuống. Chúng tôi đứng đó hồi lâu, cảm nhận rõ hơn về biên giới, chủ quyền và những tình cảm thiêng liêng nhất với Tổ quốc. Thành viên trong đoàn đều lần đầu đến với Bờ Y nên ai cùng háo hức, phấn chấn. Tiếng gọi giữa đại ngàn Đến với Kon Tum, chúng tôi muốn tận mắt thấy thủy điện Yaly.
Thủy điện nằm cách thành phố 50km, phương tiện đi lại không có, chúng tôi chưa biết phải làm thế nào. Chị lễ tân khách sạn biết ý định của chúng tôi đã cho mượn xe máy để đi. Xe của chị là một chiếc Wave cũ không yếm, không phanh, không đèn. Nhưng có được xe là mừng lắm, chúng tôi cảm ơn rối rít và ra khỏi khách sạn trong buổi chiều.
Dọc đường đi một bạn bị ốm, phải dừng lại, tá túc ở một nhà dân ven đường, chờ chúng tôi đi về qua đón. Sự cố không mong muốn, chúng tôi đành để bạn lại và tiếp tục hành trình mục sở thị một thủy điện lâu nay chỉ biết qua sách vở, báo đài. Xe không phanh nhưng vẫn lao nhanh, chúng tôi đến nơi thì đúng lúc thủy điện hết giờ vào thăm.
Buồn, hụt hẫng, đứng ngắm thủy điện từ xa, chúng tôi ra xe đạp đạp, nổ nổ. Trời tối nhanh, hai xe chúng tôi đi giữa đường không bóng người, hai bên toàn cây cỏ, thi thoảng mới có ngôi nhà, vừa đi mà tim vừa giật mình thon thót. Chúng tôi có phần hoảng sợ, cố gắng đi nhanh hơn. Xe máy không có đèn đường, lúc này thực sự là một khó khăn. Đi qua được đoạn đường vắng bóng người, chúng tôi thở phào, rẽ ra đường quốc lộ phi về thành phố Kon Tum.
Đón bạn giữa đường, vấn đề là chúng tôi không xác định được bạn đang ở đâu, không có dấu hiệu nhận biết để tìm và không biết bạn có làm sao không, điện thoại thì không có để liên lạc. Dừng xe lại trước cửa một ngôi nhà vườn có đèn sáng lấp lánh, tôi lấy hết sức để gọi Huyền ơi mà không nghe thấy tiếng trả lời.
Bạn đồng hành của tôi nói không phải nhà này, mà phải đi thêm đoạn nữa. Tôi vẫn có linh cảm rằng đây là nơi bạn đang trú nhờ, và gọi thêm lần nữa. Cảm xúc vỡ òa khi tiếng “em đây” vọng ra từ ngôi nhà. Chúng tôi ôm nhau sung sướng, hành trình bụi vẫn an toàn và không bị lạc mất nhau giữa đất tây nguyên này. Cảm ơn ông chủ nhà tốt bụng, chúng tôi ra về ấn tượng mãi với chữ tình nơi đây. Mong một ngày gặp lại.
Theo Bảo Bình (Zing News)
Vé máy bay đi Singapore!
< Trời Tây Nguyên trong và xanh, đi giữa con đường đất đỏ, gió thổi rào rạt đem lại cảm giác sảng khoái, ấn tượng cho mỗi người.
Ngã ba biên giới
Chúng tôi từ Hà Nội vào, đi theo đường bộ đến Đà Nẵng, xuôi đường Hồ Chí Minh đến Kon Tum trong một đêm khuya, khi thành phố nhỏ vùng cao nguyên đã tắt đèn. Chị lễ tân khách sạn thấy bộ tứ con gái chúng tôi lếch thếch ba lô, túi xách vào nhận phòng mà ngạc nhiên lạ. Khi biết chúng tôi đến để khám phá đất và người Tây Nguyên bằng hành trình du lịch bụi, chị đi từ sự ngạc nhiên đến khâm phục và yêu mến.
Kon Tum là một tỉnh nghèo, nhưng nồng nàn tình cảm. Ngày biết chúng tôi có ý định đến Bờ Y, ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, nơi con gà cất tiếng gáy cả ba nước đều nghe thấy, một số người bạn mới quen ở Kon Tum hào hứng chia sẻ thông tin và giúp đỡ chúng tôi đi.
Từ thành phố Kon Tum đến Bờ Y phải đi một đoạn đường khá dài, chúng tôi may mắn được một anh đưa đi. Anh là Nguyễn Văn Chúng, chủ một doanh nghiệp tại địa phương. Chưa từng gặp nhau, chỉ qua giới thiệu của người quen, nhưng anh vẫn giúp đỡ nhiệt tình, bỏ thời gian, công sức lái xe đưa mấy đứa phượt thủ như chúng tôi đi. Xe của anh gầm thấp, mà đường lên ngã ba biên giới cao, dốc lại là đường đất đỏ, xe không thể bò lên được nữa, đành phải nằm một chỗ, cách cột mốc biên giới chừng 4 km. Anh quyết định đồng hành cùng chúng tôi trên đoạn đường còn lại. Cùng đi có anh bộ đội biên phòng Bờ Y, anh Hinh.
< Anh bộ đội biên phòng tên Hinh giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trên đường đi.
Giữa trưa nắng tháng 3, chúng tôi leo lên cột mốc với tinh thần hào hứng ban đầu, nhưng đi được chừng 20 phút, đôi chân mỏi nhừ, mồ hôi ướt đầm, quần áo chuyển sang màu đỏ của đất, tôi bắt đầu thở dốc, mệt thực sự. Anh Chúng cũng mồ hôi ướt đầm, anh cười động viên chúng tôi đi tiếp. Ngã ba biên giới mùa nắng tháng ba, đi được một đoạn chúng tôi lại thấy có ngọn lửa rực cháy ngay chân mình. Mùa hanh khô, nắng đến mức cỏ cây không chịu nổi nhiệt, cháy rừng khóm, rồi lan ra cả một vạt đường.
Còn hơn nửa chặng đường nữa, chúng tôi lấy sức sau một hồi, anh bộ đội biên phòng kể vài câu chuyện cười, mệt nhọc tan biến. Lết mãi đôi chân đã nhuộm màu đất, chúng tôi cũng đến được với ngã ba biên giới, thỏa mãn mọi ao ước mong đợi. Đứng từ trên đỉnh cột mốc phóng tầm mắt ra xa, thấy khung cảnh thật đẹp và hùng vĩ.
Cột mốc hình tam giác, có ghi tên nước trên mỗi mặt tam giác, cùng với tên nước là bậc cầu thang đi xuống. Chúng tôi đứng đó hồi lâu, cảm nhận rõ hơn về biên giới, chủ quyền và những tình cảm thiêng liêng nhất với Tổ quốc. Thành viên trong đoàn đều lần đầu đến với Bờ Y nên ai cùng háo hức, phấn chấn. Tiếng gọi giữa đại ngàn Đến với Kon Tum, chúng tôi muốn tận mắt thấy thủy điện Yaly.
Thủy điện nằm cách thành phố 50km, phương tiện đi lại không có, chúng tôi chưa biết phải làm thế nào. Chị lễ tân khách sạn biết ý định của chúng tôi đã cho mượn xe máy để đi. Xe của chị là một chiếc Wave cũ không yếm, không phanh, không đèn. Nhưng có được xe là mừng lắm, chúng tôi cảm ơn rối rít và ra khỏi khách sạn trong buổi chiều.
Dọc đường đi một bạn bị ốm, phải dừng lại, tá túc ở một nhà dân ven đường, chờ chúng tôi đi về qua đón. Sự cố không mong muốn, chúng tôi đành để bạn lại và tiếp tục hành trình mục sở thị một thủy điện lâu nay chỉ biết qua sách vở, báo đài. Xe không phanh nhưng vẫn lao nhanh, chúng tôi đến nơi thì đúng lúc thủy điện hết giờ vào thăm.
Buồn, hụt hẫng, đứng ngắm thủy điện từ xa, chúng tôi ra xe đạp đạp, nổ nổ. Trời tối nhanh, hai xe chúng tôi đi giữa đường không bóng người, hai bên toàn cây cỏ, thi thoảng mới có ngôi nhà, vừa đi mà tim vừa giật mình thon thót. Chúng tôi có phần hoảng sợ, cố gắng đi nhanh hơn. Xe máy không có đèn đường, lúc này thực sự là một khó khăn. Đi qua được đoạn đường vắng bóng người, chúng tôi thở phào, rẽ ra đường quốc lộ phi về thành phố Kon Tum.
Đón bạn giữa đường, vấn đề là chúng tôi không xác định được bạn đang ở đâu, không có dấu hiệu nhận biết để tìm và không biết bạn có làm sao không, điện thoại thì không có để liên lạc. Dừng xe lại trước cửa một ngôi nhà vườn có đèn sáng lấp lánh, tôi lấy hết sức để gọi Huyền ơi mà không nghe thấy tiếng trả lời.
Bạn đồng hành của tôi nói không phải nhà này, mà phải đi thêm đoạn nữa. Tôi vẫn có linh cảm rằng đây là nơi bạn đang trú nhờ, và gọi thêm lần nữa. Cảm xúc vỡ òa khi tiếng “em đây” vọng ra từ ngôi nhà. Chúng tôi ôm nhau sung sướng, hành trình bụi vẫn an toàn và không bị lạc mất nhau giữa đất tây nguyên này. Cảm ơn ông chủ nhà tốt bụng, chúng tôi ra về ấn tượng mãi với chữ tình nơi đây. Mong một ngày gặp lại.
Theo Bảo Bình (Zing News)
Vé máy bay đi Singapore!