Nằm trong phạm vi hai xã Diên Sơn và Diên Thuỷ, cực bắc Huyện hành chánh Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa Giáo xứ Cây Vông một thắng cảnh hữu tình chạy dọc dài 2 km hai bên tỉnh lộ 8, tả ngạn sông cái với khu Giáo đường khang trang ở trung tâm.
• Thành lập: 11.06.1730
• Bổn mạng: Giuse thợ
• Ðịa chỉ hiện nay: Diên Sơn, Diên Khánh – Khánh Hòa
Nằm trong phạm vi hai xã Diên Sơn và Diên Thuỷ, cực bắc Huyện hành chánh Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa Giáo xứ Cây Vông một thắng cảnh hữu tình chạy dọc dài 2 km hai bên tỉnh lộ 8, tả ngạn sông cái với khu Giáo đường khang trang ở trung tâm. Ðàng trưóc thánh đường, xa xa con sông cái hiền hòa uốn khúc tiếp cận đồng lúa Ðồng Hiền tươi tốt hai mùa. Ðàng sau, bát ngát cánh đồng Ðại Ðiền trù phú bao quanh va dãy Ðại An, Hòn Ngang hùng vĩ chạy dài từ đông sang tây che chở.
< Nhà thờ Cây Vông cũ.
Ðông giáp Giáo xứ Ðại Ðiền (từ Cầu Gỗ đến Quán Ðôi đường cái đá, và từ trường học Phú Ðiền đến nhà thờ họ Ngô, ranh giới Diên Ðiền và Diên Sơn). Tây giáp Giáo xứ Ðồng Dài (Hòn Ngang). Nam giáp Giáo xứ Hà Dừa (Sông Cái). Bắc giáp Núi Am Chúa (Diên Sơn 1, Ðại Ðiền Nam). Gồm Xã Diên Thuỷ, Diên Sơn 2, và một phần Thị Trấn Diên Khánh.
Lịch sử cách đây gần 300 năm, cho thấy giáo xứ Cây Vông là một trong các giáo xứ kỳ cựu nhất của vùng Nha Trang, được hình thành cùng một thời gian với Hà Dừa, Bình Cang. mà thánh đường và khu vườn của Nhà Gai là do Cố Giám Mục Tilopolis và các Linh mục thừa sai người Pháp cùng với sự đóng góp của giáo dân đã mua từ những năm 1730.
Nhà Gai, Hà Gai, Nà Gai hay Lò Gai nằm trên khu đất tục danh xứ Tiên Hương, thuộc thôn Phú cốt trên bờ tả ngạn sông cái, xây mặt vào núi Hòn Ngang. Di tích nền thánh đường, nghĩa địa hiện nay vẫn còn và gần đó mấy sào đất thổ là tài sản của giáo xứ.Lúc bấy giờ chưa có cha sở.
Năm Tự Ðức ngũ niên 1851, sắc chỉ triều đình cấm đạo, giáo dân chạy tản mác. Nhà thờ bị đốt phá bình địa. Thời gian sau, tình hình lắng dịu, giáo dân tề tựu về xây cất lại thánh đường ở thôn Ðại Ðiền Tây, trên vùng đất của Ông Nguyễn Nay, bấy giờ do Cha Lão làm cha sở tiên khởi.
Năm Văn Thân nổi lên chống Pháp, Ðồng thời bách hại Công giáo, trong khi cố Minh Ganier lãnh đạo giáo dân Hà Dừa di tản vào Sài Gòn thì giáo dân Cây Vông một số lánh nạn ngoài Hòn Khói (Ninh Hoà ) Tu Bông (Vạn Giã) hoặc đón tàu đi Qui nhơn, một số còn lại theo Cha Lão lẫn trốn trên núi Hòn Ngang hay chạy trốn trong nhà người lương ở thôn Ðại Ðiền Nam ngày đêm núp trong mái (loại lu lớn) dùng chứa đường, bỏ trống. Thánh đường lại bị đốt phá. Việc tiếp tế cho cha Lão và các chức việc trên núi thật gây go, nguy hiểm. Lúc đầu giáo dân còn đưa cơm trong ống tre, sau hết gạo, phải lấy trấu rang nghiền nát bỏ vào ống tre đưa lên cho Ngài nấu cháo ăn với lá cây và thịt rừng.
Khi tạm yên, cha con tề tựu nhau về chung nhau xây cất thánh đường mới trên khu đất hiện nay. Cha Lão đã qua đời và được an táng trong thánh đường. Cũng từ đó, Cây Vông không còn cha sở nữa, giáo dân phải đi dự lễ khi ở Bình Cang, khi ở Hà Dừa, (đời Cố Ngoan và cố Bình) hoạ hoằn mới có một Cha về dâng Thánh lễ chúa Nhật một lần. Mãi đến năm 1910, cố Quới được thuyên chuyển về hà Dừa, luân phiên một tuần ở Hà Dừa, một tuần ở Cây Vông, giáo dân mới được thường xuyên dự lễ. Cố Quới coi sóc Hà Dừa, kiêm cả Cây vông và Ðại Ðiền. Ngài qua đời năm 1924.
Trận cuồng phong năm nhâm tý 1912 tàn phá khốc liệt Khánh Hòa đã làm sập đổ ngôi thánh đường. Ðến năm 1913, cố Quới cho xây cất lại đồ sộ hơn, cột kèo, bàn thờ được chạm trổ tinh vi, tồn tại đến ngày nay.
Bão năm nhâm tuất 1922 làm hư tiền đưòng và mãi đến 1939, Cha Stêphanô Phan văn Bính, với sụ cộng tác đắc lực của chức việc và giáo dân, nhất là ông câu nhì Nguyễn Ðiểu (vẽ kiểu và đôn đốc) đã trùng tu lại tiền đường, có tháp chuông kiên cố, song phải đợi đến năm 1952, tháp chuông mới có chuông, do ông Antôn Nguyễn Lâu (đệ tử cố Quới) dâng cúng.
Năm 1938, Cố Quý (P.Tourte) đến làm cha sở trong vòng 6 tháng. Chính Ngài tự tay cưa đục, sửa chữa lại bàn thờ gọn gàng hơn.
Theo Nha Trang Today
Vé máy bay đi singapore!
• Thành lập: 11.06.1730
• Bổn mạng: Giuse thợ
• Ðịa chỉ hiện nay: Diên Sơn, Diên Khánh – Khánh Hòa
Nằm trong phạm vi hai xã Diên Sơn và Diên Thuỷ, cực bắc Huyện hành chánh Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa Giáo xứ Cây Vông một thắng cảnh hữu tình chạy dọc dài 2 km hai bên tỉnh lộ 8, tả ngạn sông cái với khu Giáo đường khang trang ở trung tâm. Ðàng trưóc thánh đường, xa xa con sông cái hiền hòa uốn khúc tiếp cận đồng lúa Ðồng Hiền tươi tốt hai mùa. Ðàng sau, bát ngát cánh đồng Ðại Ðiền trù phú bao quanh va dãy Ðại An, Hòn Ngang hùng vĩ chạy dài từ đông sang tây che chở.
< Nhà thờ Cây Vông cũ.
Ðông giáp Giáo xứ Ðại Ðiền (từ Cầu Gỗ đến Quán Ðôi đường cái đá, và từ trường học Phú Ðiền đến nhà thờ họ Ngô, ranh giới Diên Ðiền và Diên Sơn). Tây giáp Giáo xứ Ðồng Dài (Hòn Ngang). Nam giáp Giáo xứ Hà Dừa (Sông Cái). Bắc giáp Núi Am Chúa (Diên Sơn 1, Ðại Ðiền Nam). Gồm Xã Diên Thuỷ, Diên Sơn 2, và một phần Thị Trấn Diên Khánh.
Lịch sử cách đây gần 300 năm, cho thấy giáo xứ Cây Vông là một trong các giáo xứ kỳ cựu nhất của vùng Nha Trang, được hình thành cùng một thời gian với Hà Dừa, Bình Cang. mà thánh đường và khu vườn của Nhà Gai là do Cố Giám Mục Tilopolis và các Linh mục thừa sai người Pháp cùng với sự đóng góp của giáo dân đã mua từ những năm 1730.
Nhà Gai, Hà Gai, Nà Gai hay Lò Gai nằm trên khu đất tục danh xứ Tiên Hương, thuộc thôn Phú cốt trên bờ tả ngạn sông cái, xây mặt vào núi Hòn Ngang. Di tích nền thánh đường, nghĩa địa hiện nay vẫn còn và gần đó mấy sào đất thổ là tài sản của giáo xứ.Lúc bấy giờ chưa có cha sở.
Năm Tự Ðức ngũ niên 1851, sắc chỉ triều đình cấm đạo, giáo dân chạy tản mác. Nhà thờ bị đốt phá bình địa. Thời gian sau, tình hình lắng dịu, giáo dân tề tựu về xây cất lại thánh đường ở thôn Ðại Ðiền Tây, trên vùng đất của Ông Nguyễn Nay, bấy giờ do Cha Lão làm cha sở tiên khởi.
Năm Văn Thân nổi lên chống Pháp, Ðồng thời bách hại Công giáo, trong khi cố Minh Ganier lãnh đạo giáo dân Hà Dừa di tản vào Sài Gòn thì giáo dân Cây Vông một số lánh nạn ngoài Hòn Khói (Ninh Hoà ) Tu Bông (Vạn Giã) hoặc đón tàu đi Qui nhơn, một số còn lại theo Cha Lão lẫn trốn trên núi Hòn Ngang hay chạy trốn trong nhà người lương ở thôn Ðại Ðiền Nam ngày đêm núp trong mái (loại lu lớn) dùng chứa đường, bỏ trống. Thánh đường lại bị đốt phá. Việc tiếp tế cho cha Lão và các chức việc trên núi thật gây go, nguy hiểm. Lúc đầu giáo dân còn đưa cơm trong ống tre, sau hết gạo, phải lấy trấu rang nghiền nát bỏ vào ống tre đưa lên cho Ngài nấu cháo ăn với lá cây và thịt rừng.
Khi tạm yên, cha con tề tựu nhau về chung nhau xây cất thánh đường mới trên khu đất hiện nay. Cha Lão đã qua đời và được an táng trong thánh đường. Cũng từ đó, Cây Vông không còn cha sở nữa, giáo dân phải đi dự lễ khi ở Bình Cang, khi ở Hà Dừa, (đời Cố Ngoan và cố Bình) hoạ hoằn mới có một Cha về dâng Thánh lễ chúa Nhật một lần. Mãi đến năm 1910, cố Quới được thuyên chuyển về hà Dừa, luân phiên một tuần ở Hà Dừa, một tuần ở Cây Vông, giáo dân mới được thường xuyên dự lễ. Cố Quới coi sóc Hà Dừa, kiêm cả Cây vông và Ðại Ðiền. Ngài qua đời năm 1924.
Trận cuồng phong năm nhâm tý 1912 tàn phá khốc liệt Khánh Hòa đã làm sập đổ ngôi thánh đường. Ðến năm 1913, cố Quới cho xây cất lại đồ sộ hơn, cột kèo, bàn thờ được chạm trổ tinh vi, tồn tại đến ngày nay.
Bão năm nhâm tuất 1922 làm hư tiền đưòng và mãi đến 1939, Cha Stêphanô Phan văn Bính, với sụ cộng tác đắc lực của chức việc và giáo dân, nhất là ông câu nhì Nguyễn Ðiểu (vẽ kiểu và đôn đốc) đã trùng tu lại tiền đường, có tháp chuông kiên cố, song phải đợi đến năm 1952, tháp chuông mới có chuông, do ông Antôn Nguyễn Lâu (đệ tử cố Quới) dâng cúng.
Năm 1938, Cố Quý (P.Tourte) đến làm cha sở trong vòng 6 tháng. Chính Ngài tự tay cưa đục, sửa chữa lại bàn thờ gọn gàng hơn.
Theo Nha Trang Today
Vé máy bay đi singapore!